Thừa Lúc Trung Hoa Loạn Thập Quốc. Anh Hào Nước Nam Quyết Vùng Lên.
Chương 5:
Thừa Lúc Trung Hoa Loạn Thập Quốc.
Anh Hào Nước Nam Quyết Vùng Lên.
Vào thời bấy giờ, bên Trung Hoa nhà Đường đã đến thời kỳ diệt vong. Tướng Chu Ôn của hậu duệ nhà Lương đã diệt được nhà Đường và lập ra nhà Hậu Lương. Trung Hoa vào thời đó rất hỗn loạn, các tướng cầm quân của nhà Đường không thần phục Chu Ôn của nhà hậu Lương nên đem quân các cứ khắp nơi rồi tự lập ra quốc gia riêng. Trung Hoa bất đầu rơi vào thời kỳ loạn Ngũ Đại Thập Quốc, Lưu Nham lợi dụng tình hình loạn lạc đã lập ra quốc gia riêng lấy tên nước là Nam Hán. Cũng vào thời ấy ở đất phương nam, dòng họ Khúc sau khi đuổi được quan lại nhà Đường khỏi đất phương nam liền tự xưng là Tiết Độ Sứ cai quản vùng đất Giao Châu.
Đến đời Tiết Độ Sứ Khúc Thừa Mỹ cai quản vùng đất Giao Châu thì bị vua Nam Hán là Lưu Cung cho quân sang đánh. Sau khi tiêu diệt được Khúc Thừa Mỹ vua Nam Hán là Lưu Cung chiếm đóng rồi đặt ách cai trị ở thành Đại La đất Giao Châu của người Việt Thường. Quan thái thú của Nam Hán là Lý Khắc Chính đã tham lam tàn bạo ra sức vơ vét của cải và bóc lột sức người trên đất Giao Châu. Tiếng ai oán của người Việt sống ở đất phương nam vang lên tận trời xanh.
Vào thời đó, tại vùng đất Ái Châu ở đất phương nam xuất hiện một hào trưởng họ Dương, Dương Đình Nghệ tính tình phóng khoán và có lòng yêu nước thương dân nên đã nhận ba ngàn con nuôi, những người con nuôi ấy đa phần là những người Việt mang lòng thù hận sâu sắc đối với quân Nam Hán cướp nước.
Với ý chí khôi phục lại nền tự chủ cho người dân tộc Việt nên Dương Đình Nghệ đã dựng cờ khởi nghĩa. Mùa xuân năm ấy Dương Đình Nghệ kêu gọi toàn dân nước Việt vùng lên chống giặc ngoại xâm. Lời kêu gọi của Dương Đình Nghệ được toàn dân ở đất phương nam hưởng ứng.
Lúc này, trên toàn lãnh thổ nước phương nam của người Việt các hào trưởng đã tập hợp binh sĩ và tiến về đất Ái Châu để hợp binh cùng Dương Đình Nghệ.
Vào một buổi sáng tại Ngọc Nữ Sơn Trang nằm ở bìa rừng của núi Chí Linh, Tửu Cuồng Nho cho gọi Lý Đồng Nhân đến căn dặn trước lúc cậu lên đường tòng chinh:
- Con nay đã lớn khôn và trưởng thành, thân con làm trai vào thời loạn lạc này thì phải cống hiến sức mình đánh đuổi quân xăm lược để giải phóng dân tộc của mình thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa. Ta nghe nói tại Ái Châu có họ Dương đang dựng cờ khởi nghĩa. Nay con hãy xuống núi và tìm cho được sư huynh Ngô Quyền rồi con đi theo phò tá cho sư huynh của mình đánh đuổi quân Nam Hán. Con hãy nhớ lời ta là: "Sau khi thành công thì con không được nhận bổng lộc quan tước binh quyền của vua ban. Con hãy quay về làm một người dân thường để sống một cuộc đời thanh thản vui cùng với núi rừng thiên nhiên."
Lý Đồng Nhân cuối đầu lạy tạ thầy và sư mẫu rồi ôm sư đệ vào lòng nói lời chia tay. Đứa trẻ con của thầy và sư mẫu bây giờ đã được tám tuổi mếu máo không cho vị sư huynh của mình rời xa Ngọc Nữ Sơn Trang. Ngọc Hoa Tử sai gia đinh đem đến những thứ đã chuẩn bị sẵn cho Lý Đồng Nhân để lên đường tòng chinh, trong đó có con Huyết Long Mã mang màu lông đỏ thẫm được một hào trưởng tặng cho gia trang khi Tửu Cuồng Nho đã cứu sống cho phu nhân của vị hào trưởng đó. Rồi một thanh đao cổ có màu thép xanh đã được thợ rèn danh tiếng trong vùng làm ra, Ngọc Hoa Tử tự tay trao cho Lý Đồng Nhân bộ cung tên mà mình đã sử dụng lâu nay rồi ân cần như một người mẹ tiễn con ra chiến trường, vừa đưa cho cậu cái áo lót rất quý chống được sát thương của giặc và mười hai mũi phi đao vừa lên tiếng ôn tồn nói với Lý Đồng Nhân:
- Đồng Nhân à! Con ra trận lần này hãy nhớ bảo trọng lấy thân, khi xong việc rồi thì hãy quay về Ngọc Nữ Sơn Trang này nghe con! Nơi đây có ba người thân của con luôn luôn ngóng chờ con về.
Động lòng trước phút giây chia ly nên hai hàng lệ chảy dài trên khuôn mặt xinh đẹp của Ngọc Hoa Tử làm cho Lý Đồng Nhân cũng rơi lệ.
Tửu Cuồng Nho thấy vậy cũng không cầm lòng liền lên tiếng:
- Thôi hãy để con đi! Ta đã xem tướng của nó rồi là nó không có chết yểu đâu mà phu nhân phải lo.
Lý Đồng Nhân cởi ngựa rời khỏi Ngọc Nữ Sơn Trang mà lòng nặng trĩu, bên cổng sơn trang Lý Đồng Nhân biết rằng có ba người thân đang nhìn theo bóng dáng của cậu.
Trong thị trấn nhỏ nằm ở thượng nguồn con sông Mã xuất hiện một thanh niên dáng người cao lớn, lưng cậu ta đeo thanh đao cổ với khuôn mặt rất nam tính đang ngồi uống nước và ngước nhìn lên núi Chí Linh. Từng tốp người mang theo đao kiếm, thương kích đủ các loại binh khí cũng vào quán nhỏ để dừng chân. Với đôi tai rất nhạy nên Lý Đồng Nhân đã nghe rõ mọi người vào quán nói chuyện dù khoản cách rất xa. Thì ra là những người Việt theo lời gọi của trái tim đang trên đường tiến về đất Ái Châu để tòng quân giết giặc ngoại xâm.
Trên con đường độc đạo xuất hiện một toán quân đông đến hơn ngàn người, lá cờ phất phới bay trong gió thêu chữ Phạm đang tiến về nơi quán nhỏ ven đường. Một giọng có vẻ là người hiểu biết ở trong nhóm người tòng quân vang lên:
- Đó là cánh quân của tướng quân Phạm Bạch Hổ còn gọi là Phạm Phòng Át, người này sinh sống ở Đằng Châu võ công thuộc hàng cao thủ của đất phương nam. Phạm Bạch Hổ mới bước sang tuổi hai mươi mà đã nổi danh ở đất Đằng Châu, họ Phạm đã tụ tập được dân chúng quanh vùng Đằng Châu lập trại chống lại quân của Lý Tiến, Lý Tiến là một tướng của quân Nam Hán chuyên đem quân đàn áp những cánh quân khởi nghĩa của người Việt.
Nay nghe lời hợp binh chống giặc ngoại xâm của Dương Đình Nghệ nên Phạm Bạch Hổ kéo quân về Ái Châu để hợp binh. Khi đoàn quân đi ngan qua quán nhỏ ven đường thì Lý Đồng Nhân thấy quân của tướng họ Phạm với năm trăm kỵ binh, phải bảy trăm bộ binh cùng hai trăm dân phu đang vận chuyển lương thực. Đồng Nhân khen thầm: "Phải là một tướng có tài mới tổ chức được một đội quân chỉnh tề và có cách hành quân kỷ luật như thế này."
Một phó tướng của họ Phạm xuống ngựa tiến về phía quán nhỏ ven đường lên tiếng ôn hòa hỏi đường:
- Xin hỏi các vị đang có mặt nơi đây, có vị nào biết được đường đi đến gần nhất Suối Ngọc núi Trường Sinh không?
Một chàng trai trẻ trong toán đi tòng quân có vẻ là thợ săn nên am hiểu vùng núi rừng ở nơi đây lên tiếng trả lời:
- Tướng quân theo đường này đến đồi Vọng Nguyên, rồi đi về hướng Tây khoản chừng sáu mươi dặm là đến chân núi Trường Sinh.
Gã phó tướng đa tạ chàng trai trẻ rồi lên tiếng hỏi chàng trai:
- Xin cho hỏi tráng sĩ họ tên và làm nghề gì có được không?
Chàng trai trả lời bằng một giọng nói địa phương của người miền núi:
- Mình tên là Cao Xuân Lịch người làng Mường Thanh, mình làm thợ săn nên rất thông thuộc địa hình nơi đây.
Viên phó tướng lên tiếng giới thiệu bản thân cho chàng trai trẻ:
- Còn ta là Nguyễn Tâm giữ chức phó tướng tiên phong của Phạm tướng quân, nay trong quân đang thiếu người thông thuộc địa hình để trinh sát, ta có thể mời Cao huynh gia nhập vào cánh quân của Phạm tướng quân có được không?
Cao Xuân Lịch mừng rỡ liền đồng ý rồi giới thiệu thêm Đinh Ất cũng là một phường săn cùng gia nhập vào quân trinh sát của Phạm Bạch Hổ.
Đoàn quân của Phạm Bạch Hổ tiếp tục lên đường theo sự chỉ dẫn của hai thợ săn là tân binh mới nhập vào hàng ngũ. Lý Đồng Nhân sau khi trả tiền rồi dắt ngựa đi thong thả theo sau đoàn quân, toán người trong quán nhỏ ven đường cũng rời khỏi quán và đi theo con đường mà Lý Đồng Nhân đang đi. Trên con đường hướng về đồi Cảnh Sinh đoàn người tòng quân đang nghĩ qua đêm với khoản cách rất xa đoàn quân của Phạm Bạch Hổ. Trời đang vào mùa hạ nên mọi người trong toán đi tòng quân không sợ mưa sẽ rơi đêm nay, tầm khoản hai mươi người đi tòng quân hôm ấy được chia làm ba tốp đang nhóm lửa nấu ăn trên đồng cỏ, Lý Đồng Nhân tìm một cây cổ thụ để nghĩ ngơi rồi cho Huyết Long Mã tự do gặm cỏ ở gần nơi cậu nghĩ chân. Sau khi Lý Đồng Nhân ăn tạm thịt lợn rừng gác bếp mà mình đã mang theo rồi tựa lưng vào gốc cây cổ thụ ngủ một giấc ngon lành.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 1 |
Lượt đọc | 14 |