Đánh tan quân Cao Miên
Mấy tuần sau, doanh trại khu vực biên giới Cao Miên - Đại Nam
Ô Nha Kép lúc này vẫn đang suy nghĩ. Thực lòng thì chuyến đi này của hắn không phải là chỉ đòi người. Nếu đòi người thì cử sứ giả tới An Giang đem theo chiếu thư là được bởi Đại Nam dù sao cũng là thượng quốc với Cao Miên. Dù vậy, từ khi quốc vương được người Xiêm đưa lên ngôi, ông ta trở nên chán ghét người Đại Nam. Chuyến đi này của hắm không chỉ là đòi người mà con cho Đại Nam biết đế quốc Khmer chưa mất đi.
Nghĩ lại thì cái quyết định này viễn vong tới mức không thể viễn vong hơn. Vốn dĩ thành Gia Định bị Pháp chiếm thì mọi thứ không có vấn gì nhưng giờ quân Pháp ở Nam Kỳ lại bị đánh tan.
Dù vậy, hắn vẫn nghĩ rằng quân Đại Nam thắng thì thiệt hại cũng vô cùng khủng khiếp. Do đó, Cao Miên vẫn có cơ hội. Ít nhất là hắn nghĩ vậy.
Tin tức về vượt tàu Mỹ tới thành An Giang thì hắn cũng có nghe nhưng thám báo bảo đó chỉ là tàu mắc cạn. (Ai bảo tình báo nhà Nguyễn tệ chứ!)
“Đại nhân, quân Đại Nam tới nay vẫn không có ý định giao đám phản tặc đó cho chúng ta. Thuộc hạ đề nghị cho quân tấn công Châu Đốc.”
“Chuyện này….” Ô Nha Kép vẫn còn do dự.
“Đại nhân, ngại đừng quên quốc vương….khụ khụ….ngài chắc hiểu mà” Một tên thuộc hạ khác lên tiếng.
Cái đó sao hắn lại không hiểu. Cho dù nhà Nguyễn chịu hay không chịu thì cũng phải quậy cho Châu Đốc chó gà không yên. Đó là ý còn quốc vương Cao Miên. Đánh trận này là đánh cho người Thái, người Pháp.
……………………………………………….
Theo đúng lịch sử thì nhà Nguyễn chấp nhận hầu hết yêu cầu của Cao Miên. Giao tranh chủ yếu diễn ra thì quân địch cướp phá Châu Đốc rồi rút về do vua của chúng qua đời. Dù vậy, do tên Trực mà một cuộc chiến chính thức bùng nổ. Quân nhà Nguyễn với tư cách nước lớn quyết không để chư hầu uy hiếp. Quân Cao Miên theo chính sách chống Việt tới cùng của quốc vương quyết định tấn công.
Tầm mười một giờ trưa, ở khô vực ngoại thành Châu Đốc, toán quân kiểu mới do Trương Định, Nguyễn Ngọc Thăng chỉ huy đang đứng nghênh chiến.
Tên Trực cũng dẫn quân của hắn theo. Dù vậy, số lượng không nhiều do một bộ phần đã được chuyển về Pelew để chuẩn bị tham chiến ở Trung Hoa theo hợp đồng đánh thuê kiêm cố vấn với quân đội hoàng gia Anh.
Ngoài ra, hai viên quan không có kinh nghiệm tham chiến là Phạm Phú Trứ và Lâm Duy Hiệp cũng đi theo sao. Hai lão bằng mọi giá phải quan sát cho được uy lực của vũ khí kiểu mới để còn làm báo cáo lên Tự Đức.
Tiện thể, bên cạnh súng thì nhóm quân này còn có ba khẩu pháo Napoleon III. Vốn dĩ tên Trực định nuốt luôn rồi chuyển ra Phú An thành nhưng thấy Tự Đức trọng dụng Thiên Mệnh như hắn nên tên này quyết định đem ra cho triều đình. Mà khổ nổi lính pháo nhà Nguyễn không biết sử dụng nên thành ra để lính của hắn dùng.
“Không biết Văn Lịch thấy thế nào” Nguyễn Ngọc Thăng mở lời.
“Chúng ta có một ngàn quân trang bị vũ khí hiện đại, qua huấn luyện nhưng họ chưa cầm súng bắng người thật bao giờ. Quân của tại hạ có thể nhưng số lượng quá ít. Do đó, phải tuyệt đối cẩn thận” Trực nói.
Trong khi đó, cả đám dân binh dọc biên giới đang hì hục xây dựng công sự. Do đối phương chỉ có vũ khí đơn sơ nên Trực quyết định dùng phương pháp cơ bản của thế kỷ XIX để đối phó.
Một lúc sao, bóng dáng của gần một vạn quân Khmer xuất hiện. Tuy không còn bá đạo như năm trăm năm trước như khí thế cũng rất dọa người. Thực ra thì với đám này thì chả cần vũ khí hiện đại gì, quân đội vốn đã nát của nhà Nguyễn cũng thừa sức đánh tan. Dù vậy, đây lại là cơ hội để thử súng. Cứ xem như chúng xui xẻo.
- Toàn quân. Xếp ba hàng sau hàng rào! Kiểm tra súng đạn lần cuối!
Trong không khí sặc mùi khẩn trương các chiến mã vẫn qua qua lại lại trong chiến trường làm nhiệm vụ thông báo. Lĩnh Nam Quân làm rất nhanh, nhiều người còn làm trước khi có thông báo. Trong khi đó, quân triều đình vẫn còn hơi lúng túng. Lần cuối quân Nam trang bị nhiều súng như vậy là thời Minh Mạng. Lúc đó, đám binh sĩ này chỉ là trẻ con hay thậm chí còn chưa ra đời.
Ngồi trên ngựa cao Trung Trực đang cầm kính viễn vọng mà quan sát quân Cao Miên. Tên nào tên nấy đều có giáp da, có những tên còn có giáp da bọc lá gang. Cung tên, giáo mác đầy đủ. Có cả súng hỏa mai.
“Mục tiêu vào vị trí. Pháo binh. Khai hỏa!”
Ngay sau đó, những khẩu pháo Napoleon III chính thức nhắm vào trận địa quân Khmer. Những viên đạn từ nòng pháo bay thẳng về phía quân địch.
Một viên rơi trúng một đám lính. Một số bị thổi bay lên trời. Một số thì nát tại chỗ. Máu văng vào những tên bên cạnh. Đạn pháo như ác quỷ từ địa ngục, không thể nào ngăn cản nổi.
Những tiếng nổ vang xa làm tình thần binh lính rối loạn cực điểm. Một số đã có dấu hiệu bỏ chạy.
Về phía quân Đại Nam, đây là lần đầu đám người Trương Định thấy hiệu quả của pháo binh Pháp lên kẻ khác. Phải thừa nhận trước đây quân Đại Nam có thể lao ra giáp chiến với điều kiện như vậy ở đúng là kỳ tích. Đó còn phải kể tới binh pháp Độc Trùng Chiến của Trực.
Dù vậy, đây dù sao cũng là quân đội của một nước. Chết bao nhiều đó người chưa đủ để dọa bọn chúng. Hơn nữa, giờ mà lui binh thì không biết chừng quân Đại Nam sẽ nhân cơ hội mà đánh chiếm luôn Cao Miên. Do đó, quân đội tiếp tục xông lên.
- Hàng một lên cò súng!…. Nhắm kĩ mục tiêu!
Các sĩ quan chỉ huy quân Việt đang lên tiếng nhắc nhở các binh sĩ của mình. Súng của họ 100% là súng Kammerlader 1842. Lúc này trong lòng súng luôn có một phát đạn được nhồi sẵn. Tiếp đó hạt nổ cũng được gắn vào khe một cách chắc chắn, đối với phát đạn đầu tiên thì quân Nam chỉ việc lên cò súng và bóp cò khai hỏa mà thôi. Đó còn chưa kể tới số súng thu được của quân Pháp.
Thực ra thì kể ra Đại Nam thời Ming Mạng cũng được trang bị đạn hạt nổ, kỹ thuật tân tiến nhất lúc bấy giờ. Tiếc thay, nền kinh tế xuống dốc không phanh do chính sách bế quan tỏa cảng làm cho việc duy trì một đạo quân súng ống hiện đại là bất khả thi.
- Tất cả giữ vững giữ vững!…..
Giọng nói các sĩ quan vang vọng trong quân nhà Nguyễn. Các binh sĩ thì căng như dây đàn đang nín nhịn khoảnh khắc khai hỏa. Tất cả đang chờ mệnh lệnh từ các vị tướng quân uy phong lẫm lẫm đang cưỡi ngựa phía xa. Kể ra cũng lạ khi lúc trước cầm đao xông lên quân Pháp không sợ mà giờ có súng lại hồi hộp như vậy.
Cái này là do chủ yếu là do họ biết mức độ quan trọng của thứ mình đang cầm. Ba mươi lượng. Làm cả năm còn chưa được một phần mười số tiền đó. Quan trọng nhất, họ sợ không làm được như mình mình kỳ vọng.
Mà không cần biết quân Đại Nam hồi hộp vì vũ khí mới ở mức nào, quân Cao Miên cũng đã lao thẳng tới.
“Hàng thứ nhất khai hỏa!” Mệnh lệnh được ban ra.
Nói chung thì sớm hơn nhiều do với dự địch ban đầu.
Tiếng đùng đoàng của hơn ngàn khẩu súng cùng vang lên gần như cùng lúc giống như tiếng sấm gầm vang.
Lúc này, hậu quả của quân Cao Miên mới hiện rõ.
Mấy trăm quân Khmer ngã xuống trong vũng máu. Tất nhiên có những người chỉ bị thương mà không chết hẵn. Trong một khoảng khắc ngắn ngủi tiếng lêu la, tiếng rên rỉ, tiếng chửi rủa vang khắp chiến trường.
Cả đống người ngã xuống vô cùng thê thảm. Máu vang ra thắm cả nền đất.
Những kẻ bị bắn trúng đầu thì não tương văng tứ tung. Những kẻ bị bắn trúng thân mình thì cả giáp da lẫn thịt, đôi khi là trộn lẫn cũng mảnh gang của giáp sắt nhìn như một cái miệng quái thú bầy nhày máu thịt. Từ những cái miệng đỏ lòm máu thịt ấy huyết dịch đang ục ục chảy ra thành vòi, thành suối.
Lúc này, một số lão binh Cao Miên bắt đầu nhớ lại hình ảnh quân Đại Nam của hơn hai mươi năm trước. Lúc đó cũng là những đoàn quân súng ống như vậy đã đánh tan quân Xiêm La, ép người Khmer phải thuần phục. Nói đúng hơn thì đạo quân súng ống này mạnh hơn trước rất nhiều.
Về phần tướng lĩnh Đại Nam, họ bắt đầu cảm nhận được cảm giác của người Pháp lúc trước khi trấn công nước Nam. Trước súng ống đạn pháo, một đạo quân thô sơ lao tới đúng là trò hề. Nếu không phải lòng yêu nước của người Việt quá lớn thì đã không trụ nổi trước quân Pháp.
Quả đúng là như vậy. Hàng ngũ của quân Khmer bắt đầu rối loạn. Họ không phải không có có lòng yêu nước như người Việt nhưng so với dân tộc trải qua vô số lần chống xâm lược thì nó quá nhỏ bé và tầm thường.
Trong khi đó hàng thứ nhất của quân Đại Nam đã ngồi xuống mà tiến hành nạp đạn mới, hàng hai thì dựng súng lên cò và khai hỏa không thương tiếc. Tiếng súng nổ lại dòn dã vang lên như tiếng gọi déo dắt từ địa ngục đối với quân địch.
Tiếp theo đó chính là loạt đạn thứ ba. Lần này thì trực tiếp tiêu diệt luôn ý chí của quân địch. Bản thân quân số của Cao Miên là gần một vạn. Nếu có đám liều mạng xông lên thì ai chết của chưa biết được nhưng ai lại muốn liệu mạng khi mà họ tới đây chỉ để xâm lược. Chưa nói tới lòng yêu nước, lý do cho trận chiến lần này cũng chỉ vì tư tưởng bài Việt cực đoan của Ang Duong. Với dân chúng thì người Việt, người Thái, người Pháp hay triều đình Khmer đều không khác gì nhau. Do đó, lý do liều mạng là không có.
“Chết tiệt!” Ngồi trên lưng voi, Ô Nha Kép chửi.
Hắn không nghĩ là hỏa lực của quân Nam mạnh như vậy. Theo đà này người Xiêm La hay người Pháp muốn đánh Đại Nam còn khó chứ đừng nói cái đạo quân nhảm nhí của hắn. Quan trọng nhất, nếu cứ như vậy, một lượng lớn quân lực của Cao Miên sẽ bị hắn thổi bay. Nên nói rõ là không phải nước nào cũng hở chút là điều mấy mươi vạn quân ra chiến trường. Cái này chỉ có mỗi nhà Thanh làm được vì dân số họ quá đông. Bản thân quân lực của Cao Miên vốn đã ít và cũng không thể phát triển hơn vì quốc lực và sợ hai ông hàng xóm xấu tính.
“Báo. Có chiến tượng Đại Nam tấn công ở cánh trái” Một tên lính lại nói.
“Cái gì!?” Ô Nha Kép hỏi.
Phải nói là trong lúc toàn bộ sự chú ý của hắn tập trong vào đạo quân trước mặt thì đội voi chiến đã di chuyển bí mật. Nếu không nhờ chiến thuật của ai đó thì việc dấu đi cả đám voi là không thể.
Hàng chục con voi chiến xông vào những người lính không phòng bị. Chúng như tử thần, đi tới đâu gặt sinh mạng tới đó. Quân lính trước đám quái vật này không khác gì sâu bọ.
Hiện tại, tiền quân của Cao Miên đã bị tan rã. Việc bị đánh bên sườn làm cho đạo quân này chính thức sụp đổ không cản được.
Kèm theo đó sự sụp đổ của vương quốc.
Đăng bởi | dangtuanviet2018 |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 5 |
Lượt đọc | 123 |