Part 2
Và khi nhắc về phố Đông sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến Quán Sừng bạc. Quán rượu nức tiếng nhất thành Contantin và các thành đô nối liền Đông Tây thế giới. Nó nổi tiếng không chỉ bởi là nơi có nhiều loại rượu, bia với độ khủng uống bằng vại mà ngay cả hương vị của nó chỉ ngửi thôi cũng khiến nhiều kẻ ngây ngất rồi. Đó là nơi bọn ma men, bợm nhậu tụ tập thâu đêm, suốt sáng. Nó là nơi mà lễ hội Vahala được khai sinh và thường niên được tổ chức, năm nào cũng có người chiến thắng(lẽ dĩ nhiên) và năm nào cũng là nơi hỗn chiến tập thể và thường thì người chiến thắng sẽ dành đa phần tiền thưởng của họ để dành cho việc trị liệu vì thương tích và vì ngộ độc đồ cồn quá mức. Nhưng thần bí và được truyền tụng lâu dài đến nỗi nó trở thành truyền kì, đó chính là câu chuyện về cái tên của quán-Sừng Bạc. Tại sao lại đặt tên quán là Sừng Bạc, thật lạ kì phải không? Lạ kì đến độ mà ngay cả người kể lại câu chuyện Gimmer Hornder, người chủ đầu tiên của quán Sừng Bạc còn không nhớ nổi, ông ta chỉ kể lại nó tường tận nhất cho con trai ông ta, sau này là chủ quán và đã đưa quán Sừng Bạc trở thành quán rượu nổi tiếng nhất thành. Câu chuyện kể lại rằng:
Năm nào, tháng nào ấy nhỉ, năm tháng có lẽ không ai còn nhớ rõ nữa. Nhưng hãy biết khoảng thời đó là sau thời đại loài Rồng thống trị khắp trung giới và nhân loại đang nổ ra cuộc chiến giữa 2 quốc gia Macedon và Wevyrn. Thành Contantin lúc đó thật may mắn là nơi hoàn toàn tránh được khói lửa chiến tranh. Vào một đêm nọ, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, những cây cổ thụ cũng phải run rầy, nhiều cây bật gốc, nhiều ngôi nhà bị gió tốc bay mái. Một người mặc áo trùm đen, đến gõ cửa một quán rượu nhỏ. Quán rượu nọ trông tồi tàn rách nát, mái nhà như sắp bị cuốn bay, cánh cửa thì rung lên bần bật. Nhưng người khách lạ kia gõ cửa liên hồi. Mặc tiếng gió rít gào lẫn vào trong tiếng sấm, người chủ quán nọ vẫn chạy ra mở cửa. Không hề có ý đuổi khách, ông chủ quán tươi cười mời người khách lạ vào trong. Rót một ly rượu Rum, ông chủ quán bắt chuyện người khách lạ. Vị khách kia không nói gì, uống xong ly rượu rồi đưa ly ra phía trước, sau đó vẽ trên bàn ra hình một cái bát to, một cái hồ lô, và những đường sọc dài như dòng nước, chủ quán đoán chừng vị khách kia muốn uống thêm. Để mặc cái tính tình kì dị của vị khách lạ, ông chủ quán vẫn lấy ra một bình rượu rồi thêm một cái bát to cho vị khách kia uống. Rót rượu ra cái bát, uống liên tu bất tận, uống uống mãi, hết bình rượu nọ rồi đến bình rượu kia, người chủ quán cũng phải cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Vị khách lạ uống không biết bao nhiêu mà kể, từng hũ rượu lớn bị vứt lăn lóc, cả chum rượu cũng được khiêng ra nhưng chẳng mấy chốc cũng cạn trơn. Vị khách kia uống nhiều, nhiều lắm cho đến khi hết nhẵn rượu tích trữ trong kho của quán mới gật gà gật gù có ý định trả tiền rồi dợm bước ra đi thì người chủ quán mang ra một bình rượu cuối cùng, một chiếc bình trông khá lâu đời, không biết đã cất giữ bao lâu nay rồi. Có lẽ cảm phục tài uống rượu quỷ khốc thần sầu của vị khách lạ thêm nữa cũng bởi chưa bao giờ có vị khách nào đến uống tại quán lâu như vậy. Từ khi mở quán đến giờ có rất ít người đến quán uống rượu, những người đến thường xuyên đã phần là bạn hữu, khách quen, còn khách lạ đến rồi đi, chỉ coi như đây là điểm nghỉ chân, sau không bao giờ quay lại. Không phải là rượu không ngon mà có lẽ quán tồi tàn, trông bề ngoài thật không mấy thiện cảm. Bởi vậy mà người chủ quán rất lấy làm mến phục người khách lạ kia, cảm thấy rất là thân quen, càng thêm phần hào cảm. Nên quyết định mang ra bình rượu lâu năm, tâm huyết bao đời, cũng là báu vật gia truyền được lưu giữ bao đời ra tiếp đãi vị khách. Vị khách thấy vậy cũng quay trở lại bàn. Hai người như bạn tâm giao, uống rượu vô cùng vui vẻ. Thêm nữa, bình rượu kia lại vô cùng đặc biệt, chén đầu cười như nắc nẻ, chén thứ 2 uống vào nước mắt như mưa, 3 chén uống xong bừng bừng nộ khí, 4 chén vừa hết thương cảm xót xa. Hết 4 chén không ai là không gục. Ấy vậy mà vị khách kia không nói không rằng uống liền 10 chén như không, khuông mặt ẩn sâu trong mũ trùm không hề có biểu lộ chi khác, chỉ đơn thuần gật gù như tâm đắc lắm. Thấy lạ kì, vị chủ quán bèn uống thử, nhưng đến chén thứ 4 thì không chịu nổi nữa, lăn quay ra đó. Trong cơn mơ màng chỉ thấy vị khách kia cười sảng khoái rồi đặt vật gì đó lên bàn nói 1 từ khó hiểu Vahala rồi mở cửa đi mất. Tận trưa hôm sau, cơn bão cũng tan, người chủ quán mới tỉnh dậy, ngoảnh đi ngoảnh lại tìm vị khách lạ kia thì không thấy đâu nữa, chỉ thấy trên bàn là một bọc tiền và đồ vật gì đó lấp lánh ánh bạc, trông khá giống một chiếc sừng
Câu chuyện chính đến đó là kết thúc, nhưng sau này qua nhiều lời kế lại tái sinh thêm nhiều dị bản. Chỉ biết có một điều từ sau hôm đó, với số tiền trong bọc tiền, quán rượu nhỏ kia được sang sửa lại trông khang trang, sạch sẽ hơn hẳn. Và chính thức được đặt tên thành quán Sừng Bạc. Ông chủ quán đó chính là Gimmer Hornder, người chủ đầu tiên của quán Sừng Bạc, một vài năm sau yên tâm giao lại sự nghiệp cho người con cả là Black Hornder. Với tài năng và sự nhanh nhạy của mình, người con cả ấy đã pha chế một loại rượu riêng mang cả 4 hương vị của bình rượu gia truyền kia hoà quyện làm một, sau đó còn thêm thắt nhiều tình tiết vào câu chuyện khiến nó trở nên li kì và nhanh chóng được đồn thổi khắp thành. Kể từ đó câu chuyện lạ kì lại tiếp tục lưu truyền mang tiếng thơm của quán Sừng Bạc bay khắp 16 Đô thành và 23 vương quốc cả Đông và Tây, để quán trở thành đệ nhất quán rượu như ngày nay.
Lão Alton dắt chú ngựa già, trước khi rẽ vào phố Đông, lão đi đến lò rèn của ông lão Relmy, thợ rèn giỏi nhất thành Contantin. Lão Relmy giờ già cả rồi, hơn 80 tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng da dẻ vẫn hồng hào, dáng đi khoẻ khoắn, cứng cáp lắm, không thấy lưng còng hay kêu than nhức xương, nhức khớp mỗi khi trở trời gì cả, trái ngược hẳn với mấy ông lão đồng niên, cũng bởi lão Relmy có thâm niên hơn 60 năm nghề rèn, rèn hàng tỷ tỷ thứ đồ nên sức dẻo dai hơn nhiều. Mặc dù tuổi cao là vậy nhưng lão vẫn kiên quyết bám trụ với nghề rèn, vẫn tự mình đứng lò, tự cơi bễ, tự nung, tự rèn bởi theo lão, cả đời lão vẫn chưa đúc nên một thứ gì đó vĩ đại. Lão thầm mơ ước rằng một ngày nào đó lão sẽ đúc nên một thanh kiếm để đời. Một thanh kiếm chỉ cần sánh ngang phân nửa với tài năng của thần Udar, vị thần thợ rèn trong truyền thuyết tạo ra gươm thần ánh sáng-thanh LightSaber là lão vui lòng mà có thể nhắm mắt được rồi. Khổ nỗi lão lại chưa làm được nên lão cứ cố chấp bám trụ lấy lò rèn quyết không chịu về nghỉ hưu. Lão Alton ghé vào lò rèn, cung kính chào hỏi:
-Lão Relmy, đệ nhất thợ rèn nổi danh toàn thành hôm nay cũng dậy sớm vậy sao?
Ông lão Relmy cáu kỉnh đáp lại:
-Ta mà là đệ nhất? Đệ nhất cái khỉ khô? Nếu là đệ nhất thì ta đã rèn được thanh thần kiếm rồi. Ta đệ nhất cái nỗi gì chứ. hừm hừm
Lão alton quay sang nhìn Jame-con trai trưởng và cũng là một thợ rèn có tiếng một cách đầy thâm ý. Jame nhún vai, đáp lại:
-Chả là cụ đêm trước lại nằm mơ, mơ thấy thần Udar về báo mộng sẽ đến thời điểm rèn cây kiếm thần, thời khắc ấy sắp đến rồi. Thế nên mấy đêm nay, cụ trằn trọc không chịu ngủ, toàn nửa đêm ra lò rèn rồi chờ xem có vị nào đến nhờ rèn thần kiếm hay không. Cụ hơi cau có tý thôi, ông anh cũng biết rồi đó
Lão Alton gật đầu cười nói:
-Anh hiểu mà, lão Relmy giờ lớn tuổi rồi nên chú cũng cần quan tâm đến nhiều hơn. Chẳng may đang đêm trời trở gió thì sao?
- Cụ thì lúc nào cũng cố chấp, con cháu khuyên bảo có nghe đâu. Đành vậy nên Jame này lại phải thức cả đêm cùng cụ, gần sáng mới được chợp mắt chút.
Jame chân vẫn đặt vào cái bệ phun, vươn vai, ngáp một hơi dài, ra chiều mệt mỏi lắm. Rồi sau đó đe búa liên hồi lên một thanh kiếm đang nung đỏ. Vừa đe vừa tủm tỉm cười nói:
-Mà ông anh qua lò có chuyện chi vậy. Định nhờ rèn thần kiếm sao?
Lão Alton cười lớn:
-Ta cần thần kiếm làm chi. Cần thần kiếm để cắt tiết, xẻ thịt, thái thịt lợn rồi mang ra chợ bán hả. Nếu có thần kiếm trong tay ta với chú bán quách luôn đi rồi mua trăm bình rượu về uống dần ấy chứ
Jame cười khà khà đáp lại:
-Ông anh chỉ được cái hiểu tính Jame này. Cần nhờ rèn thêm mấy con dao phay phải không, dao hay kiếm vào tay thằng em thế nào cũng là tuyệt nhất
-ừ, chú giúp anh. Mấy con dao cũ mỏng quá rồi. Chú rèn thêm 2-3 con, rồi trưa anh qua anh gửi công
-Có gì đâu mà khách sáo vậy, ông anh mời thằng em một chầu rượu là xong, bày vẽ làm gì, tiền với nong
Lão Alton ra khỏi lò, ra hiệu chào cụ Relmy rồi nói
-Vậy trưa ta sẽ qua lấy. Phiên chợ sớm cũng bắt đầu rồi, nhanh nhanh còn kiếm chút tiền mà uống rượu. Thế nhé cụ Relmy và Jame, ta đi đây
Những đoàn xe chở hàng, từng đoàn từng đoàn kéo nhau lũ lượt về phố Đông. Trên những chiếc xe thồ chất đống hàng ra chợ bán, những cậu nhóc, thanh niên ngồi vất vẻo trên đó, không ít cậu chàng ngoái đầu lại, gào to gọi lão Alton:
-A lão Alton đây rồi, xe chất nhiều hàng ghê nhỉ. Nhớ tý để lại cho tôi một khoanh giò tươi ngon đấy nhé
Một cậu chàng cũng chen vào góp chuyện:
-Gia vị lão cho thêm thật độc nhất đó nha, tẩm ướp rồi nướng lên thật hết chỗ chê. Nhận tôi làm đồ đệ nhé lão Alton
Một người phụ nữ đi ngang qua xe thồ của lão rồi tiện thể đặt hàng luôn:
-Lão Alton à, nhớ thái sẵn cho tôi 5 sling mông, giò và thủ lợn nhé
(10 aoi = 1sling, 100 sling = 1 flind, 1000 flind = 1 cairn)
Một bà cô trông hiền lành, ăn mặc đúng kiểu người thôn quê hớt ha hớt hải chạy lại nói:
-Hôm nay có miếng móng nào ngon ngon không vậy lão Alton? Hôm trước ông nhà tôi ăn ngon cứ tấm tắc khen mãi, đòi lần sau mua cho bằng được đấy. Nhớ để cho tôi nhé, tối nay mà không có cho ông ấy ăn thì thế nào tôi cũng bị càu nhàu
Lão Alton đi đến đâu là mấy cô hầu gái, những bà cô nội trợ, hay đến mấy lão hủ ham rượu thèm mồi nhậu xúm đông xúm đỏ lại đấy. Lão gật đầu lia lịa đáp ứng, rồi nhớ mặt từng người để khỏi quên và để chuẩn bị sẵn thịt bán. Đang đi thì bắt gặp lão Grinnder, lão Alton bèn kéo ngựa lại gần.
-Lão Grinnder, hôm nay cũng ra chợ sớm vậy
Thấy lão Alton, lão Grinnder mặt mày tươi tỉnh đáp lại:
-Alton đó hả, phiên chợ sớm mà, đi sớm còn kiếm miếng ăn nữa chứ
-Ừ phải đó, tôi với ông cùng kiếm miếng ăn còn gì, mà nè nhớ để lại cho tôi một con hiệp sĩ đẹp đẹp vào đấy, thằng Alfred nhà tôi là khoái đồ chơi của bác Grinnder nhất, lúc nào cũng đòi mua, không mua là y như rằng giận dỗi
Lão Grinnder cười hì hì, mái tóc điểm bạc, đội một cái nón rơm, trông lão vô cùng phúc hậu. Hai lão bác này cùng là đồng niên với nhau lại còn là bạn lâu năm nên thân thiết lắm. Tiếc rằng lão Grinnder không được phúc như lão Alton, con lão Grinnder chết sớm, người vợ không lâu sau đó cũng qua đời. Lão từ đó thui thủi một mình, lấy việc làm ra những đồ chơi gỗ, ngựa gỗ, búp bê, hiệp sĩ gỗ rồi bán cho bọn trẻ thấy lũ trẻ vui sướng là lão Grinnder cũng vui rồi. Cũng may là về già có đứa cháu gái, tên Lena hai bác cháu nương tựa vào nhau, âu cũng đỡ tủi thân phần nào. Lena còn được nhận vào làm hầu gái cho một gia đình quyền quý nên có thể chăm lo cho lão Ginnder nhiều hơn. Từ đó là cứ mỗi khi bán hết hàng sớm lão lại bày ra trò diễn kịch làm lần nào bọn trẻ con quanh đấy cũng xúm đông xúm đỏ lại xem. Không biết lão kiếm ở đâu ra mà nhiều truyện thế toàn những truyện về các hiệp sĩ các anh hùng, lão có thể kể liền một mạch từ sớm bình minh đến tận đêm mà không thấy mệt. Nhìn lũ trẻ ngây ra, đôi mắt tròn xoe chăm chú nghe lão kể hay cười vui vẻ mỗi đoạn lão làm trò là lão Grinnder cảm thấy vui lắm. Hạnh phúc là điều nho nhỏ và giản dị vậy thôi
Phiên chợ sớm đã bắt đầu, từng đoàn xe thồ chở biết bao thứ hàng tấp nập đổ dồn hết về phía cổng chợ Đông. Một cánh cổng sắt to lớn, không biết được dựng từ khi nào, mang đậm dấu ấn năm tháng. Những vết khắc, vết hàn sửa, những dấu ấn của từng vị thị trưởng, đã để lên đó những dấu ấn khó quên. Chiếc cổng nay được trang hoàng với những tấm thảm đỏ, treo thành hai hàng với hàng chữ màu vàng: Hội chợ Đông -Tây khá bắt mắt. Bên dưới là một bức tranh màu nước lớn tả cảnh người nông dân lao động, những người dân ra đồng thu hoạch lúa mỳ, trong một buổi sớm rực rỡ sắc màu với nắng và gió. Tiều phu đốn củi, ngư phu bắt cá, những du ca hát vang bài ca lao động hoà quyện vào đó, khung cảnh thanh bình biết mấy.
Chợ Đông bày bán nào lúa gạo, bột mỳ, ngũ cốc đến giường, tủ bát đĩa, đủ cả, từ những vật dụng nhỏ bé nhất như cái kim, sợi chỉ đến những vật dụng to lớn như giường tủ, bàn ghế, từ những thứ được chế biến sẵn đến những thứ tươi sống, còn sống nguyên đó. Đắt có, rẻ có đủ loại từ bình dân đến món đồ xa hoa như vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu.. rồi những tượng gốm, những bình sứ cổ xưa được bày bán. Những tấm thảm mang màu sắc sặc sỡ, chất thảm mềm mượt, nhiều loại trông trong suốt và mỏng như tơ, uốn lượn khiến không ít kẻ trầm trồ. Những con dị thú lớn, hung dữ có, hiền lành cũng có, được nhốt hết trong lồng, những con chim khổng tước, ngũ sắc kì công. Tất cả đều có thể được mua và bán ở phố Đông, thậm chí là con người. Mặc dù Vương luật nghiêm trị và cả Giáo hội cũng thường xuyên kiểm tra nhưng những kẻ buôn nô lệ vẫn âm thầm giao dịch vì thứ hàng này quả thực đem lại lời lãi lớn. Chúng nguỵ trang dưới dạng cung cấp mối hàng là người hầu, giúp việc hay cận vệ cho các dinh thự, biệt viện quý tộc, phải có sự giới thiệu từ những tên mối giới của chúng thì việc giao dịch mới được tiến hành. Chợ Đông thành là một khu vực vô cùng rộng lớn, rộng lớn đến nỗi mà hành triệu người dãn cách nhau ra vẫn còn rộng rãi chán. Bởi vậy mà nhiều lễ hội lớn được tổ chức tại đây, những bia đá được dựng lên vinh danh những người chiến thắng, trải dài từ đầu đến cuối của chợ. Những khung tròn được bao quanh, những gian hàng được xếp sắp bao tròn lại, để khoảnh trống lớn ở giữa, chính là hội trường trung tâm, giữa hội trường đặt một bức tượng to lớn, bức tượng khắc hoạ chân dung và con người thương gia Lancer Richtten, người sáng lập ra chợ Đông và người thương gia nổi tiếng nhất trong lịch sử thành Contantin, những gia thoại về Ngài Lancer được ca tụng không biết bao nhiêu lần trong thi ca và sử sách, được lưu truyền đến ngày nay.
Những người bán hàng được sắp theo trình tự khu phố, chia ra theo nhóm hàng, những người cùng một khu sẽ được sắp cùng nhau, rồi bầu chọn ra một người đại diện, như trưởng ban sẽ lãnh nhiệm vụ thông báo, giải quyết các vấn đề trong tổ chợ. Mỗi một tổ chợ theo hình vòng cung tròn khum khum bao các gian hàng lại, mỗi một gian hàng là một xe đẩy bằng gỗ, được đặt cách nhau một khoảnh, có cờ hiệu riêng của tổ chợ và màu sắc riêng để phân biệt các nhóm hàng trong tổ và giữa các tổ với nhau. Càng tiến sâu vào bên trong tâm tròn, càng tiến gần khu hội trường thì những gian hàng đó càng giá trị,nhiều người biết đến, nhiều người mua. Lão Alton thuộc gian hàng tầng thứ 3 tính từ trong ra, đủ biết là món thịt lợn của lão được yêu thích thế nào,thêm nữa cũng là do lão nhiều lần vô địch các giải thi đấu riêng mỗi dịp lễ hội Vahala hay mỗi khi hội chợ được tổ chức. Thêm nữa tổ đội phường chợ của lão cũng rất ăn ý trong việc tổ chức và phối hợp cùng buôn bán nên mới lên được hàng bán tầng 3.
Lão Alton kéo xe thồ về chỗ gian hàng, bày biện mọi thứ lên trên, nào thịt một chỗ, nào xương, móng, thủ, giò,... các loại gia vị được lão treo riêng ra hai bên góc treo mái hàng. Dao, xiên, thớt các loại được lão để hẳn lên một kệ, với nhiều ngăn, ngăn nào ra ngăn ấy. Sau cùng, lão đặt lên mỗi góc xe hàng là một lọ nhỏ, toả ra mùi hương dễ chịu vô cùng, đây chính là loại lọ hương đặc biệt chỉ lão mới có để giữ không gian hàng tươi mát và đảm bảo vệ sinh(những con ruồi, côn trùng không dám đến gần). Nhìn gian hàng lão xếp đặt đâu ra đấy như đang chuẩn bị một bàn đại tiệc vậy, rất có thẩm mỹ và sang trọng, quả thực là ai đến mua hàng cũng sẽ đều trầm trồ, ngạc nhiên xen lẫn sự khâm phục. Ấy nói thế là không ít người đã đến mua hàng rồi mắt tròn mắt dẹp, hôm nay xem ra có khá nhiều vị khách mới, lần đầu lão mới thấy, đúng là tiếng lành đồn xa mà. Bán cho không biết bao nhiêu người, hết bao nhiêu kloli thịt heo thì lão ngẩng đầu lên nhìn về phía đường chính, "Quái lạ! Hôm nay có gì ở hội trường mà sao lắm người thế nhỉ" lão nghĩ vậy bởi lão nhìn thấy không biết bao người lũ lượt kéo nhau qua khu đường chính, vượt qua gian hàng của lão, rồng rắn tiến về hội trường. Rồi lão chợt thấy ai đó quen quen, lão gọi to:
-Ed, Ed, Ed...
Ngoài đường chính, trong dòng người là một chàng trai cao gầy, mái tóc đen, ăn mặc nghiêm chỉnh, chỉnh tề như một người công vụ vậy, ngoảnh đi ngoảnh lại tìm xem ai đang gọi mình. Lão Alton đành phải gọi to hơn rồi vẫy tay liên hồi:
-Ed, Ed, Alton đồ tể đây. Ed đầu to, Ed đầu to
Ed nghe thấy thế, biết ngay là ai, xưa nay chỉ có những người thân thiết lắm mới hay trêu chọc hắn bằng biệt danh đó. Ở khu này ngoài lão Alton thì còn ai nữa đây. Ed chạy lại phía gian hàng lão Alton, có vẻ hơi bức xúc vì bị gọi biệt danh giữa chốn đông người. Lão Alton biết ý, cười nói:
-Đừng giận, chẳng qua cậu không nghe thấy làm cho ông anh này phải gọi như thế. Bỏ qua đi
-Chú Alton, không sao, cháu cũng nghe nhiều rồi
Lão Alton cau mày:
-Sao gọi ta bằng chú, sửa lại ngay đi
Ed nhăn nhó:
-Dù sao cách gọi anh em thấy không hợp chút nào
-Ed ơi, chú còn kém cả thằng Gig, chú xem nó gọi anh có vấn đề gì không, ngay từ hồi đầu nó đã gọi như thế rồi. Anh em không phân biệt tuổi tác, ta đã coi chú với Gig như hai thằng em thân thiết rồi, thì cứ thế mà làm đi
Ed không biết làm sao cho phải đành gật gật đầu. Lão Alton ngoài 50, cả Ed với Gig mới 20, đúng ra xưng hô chú cháu, nhưng tính tình lão Alton phóng khoáng, thấy 2 cậu chàng này rất hợp tính mình, nên mới rủ kết làm anh em. Lão Alton nhìn từ đầu đến cuối Ed rồi hỏi với ánh mắt khác lạ:
-Ed này, hôm nay làm gì mà ăn mặc chỉnh chu vậy? Mà sao nhiều người đến hội trường, ta ở hàng mà thấy người người kéo đến làm ta cũng tò mò.
-Hôm nay cháu, à em ra thu vé vào hội chợ. Mọi người kéo lũ lượt đến hội trường để tham gia hội chợ Đông thế giới, nghe nói thấy nhiều đồ vật, nhiều trò lạ lắm
Cậu chàng Ed hôm nay trông bảnh bao hơn hẳn, khuôn mặt sáng sủa, thông minh, mái tóc đen bóng, lại diện bộ đồ công vụ màu trắng viền đen với hai dải đỏ phía sau càng làm cậu chàng thêm phần bảnh bảo. Trái hẳn ngày thường, ăn mặc rất giản đơn, thậm chí là trông có phần rách rưới, khổ sở. Cũng bởi tính cách Ed trước giờ luôn vậy, hiền lành, tốt bụng không chú trọng vẻ bề ngoài, cứ thấy cái gì kì lạ thì tính tò mò nổi lên, rồi suy đoán thế nọ thế kia, lại dành nhiều thời gian đọc sách, ít giao du nên ngoài thằng Gig chơi thân ra thì cũng không có ai cả, đến làm quen một cô nàng, Ed còn thấy ngại ngùng nữa là. Lão Alton hỏi:
-Ông trưởng công vụ ấy nằm trong hội đồng tổ chức hội chợ nên bảo chú đi làm nhiệm vụ thu vé phải không?
Ed gật đầu rồi đáp:
-Cha em có nhiều việc tổ chức rồi sắp xếp, quản lý nên ông bảo em ra phụ một tay, ra ngoài thêm quan hệ, thêm trưởng thành hơn
Lão Alton cũng gật gù:
-Đúng đấy. Nên rèn luyện để trưởng thành hơn lên, sau còn quản được vợ con chứ. Mà nè chú biết tin thằng Gig chưa?
Ed đang định hỏi, nghĩ thế nào lại thôi, mặt chán chường:
-Mà thôi để sau đi. Em đi thu vé với coi cổng hội đây không cha ra kiểm tra thì bị mắng vốn. Thế nhé, em đi đây
Nói rồi ba chân bốn cẳng, cậu chàng Ed chạy một mạch, lão Alton còn chưa mở mồm bảo đi cẩn thận. Lão Alton nhìn theo đến khi nhìn Ed nhập vào trong dòng người thì 2 người tiến đến. Một phu nhân cao sang quý phái, mái tóc uốn xoăn, vàng óng, trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên vẻ quý phái, mặc dù địa vị cao cao tại thượng khiến mọi người ngưỡng mộ, nhưng hành động lại rất bình dị và ánh nhìn từ đôi mắt xanh biếc kia toả ra hơi ấm khác thường, rất phúc hậu. Theo sau vị phu nhân đó là một hầu gái, trông hiền lành, tinh anh, đang cầm chiếc ô lụa che nắng cho chủ nhân của mình.
Một giọng nói dịu hiền cất lên:
-Lão Alton dạo này lão vẫn khoẻ chứ? Dạo này bán hàng sao rồi
Lão Alton ngẩng đầu, thoáng chút ngạc nhiên rồi cung kính đáp:
-Cảm ơn phu nhân đã quan tâm, lão vẫn khoẻ. Bán hàng cũng kiếm được khá, đủ sống và còn dư một khoản, thưa phu nhân
Vị phu nhân gật đầu, cười:
-Vậy là tốt rồi, không thiếu thốn là tốt rồi. Hôm nay biệt viện nhà ta đón tiếp Tân khách, nghe nói hàng thịt của lão rất nhiều thịt ngon, lại còn có công thức hương vị bí mật nên ta muốn thử xem sao. Lão Alton có thể giúp ta không?
-Tất nhiên là có, thưa phụ nhân. Nếu nói đến tiệc Tân khách, không gì hơn là lợn nướng cả con, loại lợn ngon nhất để nướng chính là lợn Yorkee. Lão lại không có làm thịt mấy con lợn Yorkee vì khá đắt, hầu gái của phu nhân có thể mua lợn ở quán hàng 1, tổ chợ Nam thành, gian hàng thứ 5. Bà Henga ấy chuyên cung cấp những loại thịt thượng hạng
Phu nhân quay sang bảo với hầu gái:
-Lena, cô hãy đi đến gian hàng theo lời của lão Alton, mua giùm ta
Cô hầu gái tên Lena cung kính:
-Vâng, thưa phu nhân
Nhìn Lena đi khuất, và xung quanh không có ai đến mua vị phu nhân mới nói:
-Cậu Alton, Elina vẫn khoẻ chứ? Nó có hay đau ốm gì không?
Lão Alton thoáng chút ngạc nhiên, rồi mỉm cười đáp lại:
-Thưa phu nhân, vợ lão vẫn khoẻ lắm, vui tươi và không có bệnh tật gì
Vị phu nhân gật đầu, thở phào nhẹ nhõm, rồi nói trong sự bối rối:
-Cậu Alton, hãy cứ gọi chị là Margaret. Ta là chị Elina mà không chăm sóc được cho đứa em gái bé bỏng, để nó ở một mình trong tủi cực như vậy ta thật không đành lòng. Cũng may là nó không chọn nhầm người, ta biết nó hạnh phúc khi sống cùng cậu. Thật Đức Chúa từ bi ưu ái cho nó, Đức Chúa lòng lành. Nhưng nếu hồi trước nó không ngang ngạnh tự ý bỏ đi mà cố gắng thuyết phục cha, thì chắc chị em vẫn còn được gặp nhau, vẫn vui vẻ chung dưới một mái nhà. Buồn thay
Giọng điệu phu nhân Margaret có chút não nề, buồn chán làm lão Alton thực không biết nói sao. Một hồi lâu sau, gạt nước mắt, phu nhân Margaret sực nhớ ra vội hỏi lão Alton:
-Thằng bé chắc lớn chừng này rồi nhỉ. Phu nhân làm ước chừng rồi nói:
-Đôi mắt thằng bé chắc giống mẹ nó, đôi mắt đen kì diệu, đôi mắt đẹp ẩn chứa một tâm hồn vị tha, đầy yêu thương. Mà nó tên gì nhỉ, Alfred phải không? Tên hay và ý nghĩa lắm. Thằng bé cũng đến tầm tuổi ăn học rồi, cậu cầm lấy mà chăm sóc mẹ con Alfred
Nói rồi, phu nhân Margaret đặt một bọc tiền vào tay lão Alton. Lão Alton lại kiên quyết không nhận:
-Sao có thể được, chị Margaret, quả thực chị quan tâm đến gia đình em và Elina là đủ rồi. Elina rất hay nhắc đến chị, nhớ chị và muốn gặp chị nhiều lắm
Phu nhân Margaret tươi tỉnh hơn hẳn:
-Vậy ư? Nó không trách ta là ta mừng lắm rồi. Cậu cứ cầm lấy, Alfred lớn cần nhiều thứ lắm. Ta muốn mình cũng góp phần chăm nuôi nó, được nhìn nó lớn lên đủ đầy. Cậu cứ cầm lấy đi
Lão Alton miễn cưỡng nhận lấy bọc tiền cất đi. Vừa lúc Lena quay trở về, phu nhân Margaret quay trở lại cách xưng hô:
-Vậy được rồi, lão Alton. Những điều lão chỉ, ta hiểu rồi. Giờ ta còn về chuẩn bị tiệc Tân khách
-Vâng, phu nhân về biệt viện. Mà phu nhân chờ đã
Lão Alton chạy lại đưa cho một bó cỏ hương rồi một lọ hương vị, dặn dò kĩ càng Lena rồi tiễn hai người ra đường chính và nhìn theo phu nhân Margaret đến khi khuất hẳn
Đăng bởi | luunam253 |
Thời gian |