Tổng Động Viên
Thực sự nếu vận dụng toàn bộ quân chính quy của Đại Việt cũng còn không bằng một phần năm của Crow. Thậm chí số quân đội xâm lược còn đông hơn cả dân số toàn bộ Đại Việt cộng lại. Nghe Lý Anh Tú nói muốn tổng động viên cũng không ai ngạc nhiên gì. Đại Việt tuy không theo lối cũ “ngụ binh ư nông” nhưng tổ chức “ba thứ quân” lại triển khai rất chặt chẽ, mọi nam tử Việt tộc không đi làm lính cũng phải vào trại lính để huấn luyện tân binh, đàn ông người Man, người bản địa thì được đem đi huấn luyện cơ sở. Phạm Tu nói. - Bẩm bệ hạ, tuy tổng động viên nhưng chúng ta cũng không thể vận động toàn bộ lực lượng dự bị cả nước. Chung quy trong nội địa cũng cần phòng ngự, giữ trật tự an ninh.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Vậy theo Phạm thượng thư thì nên làm thế nào.
Phạm Tu liền nói.
- Bẩm bệ hạ, thần cho rằng tuyển quân theo năm quy tắc. Một là người có nhiều anh em, hai là kẻ không cha mẹ, ba là kẻ tuy đơn độc nhưng có con nối dõi, bốn là kẻ nhà tuy nghèo nhưng có tài, khỏe mạnh. Lính dự bị tuy không đóng vai trò chủ lực nhưng cũng là một phần sức mạnh của quân đội, chúng ta chỉ cần lính tinh nhuệ chứ không cần nhiều.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Được, vậy việc tuyển quân Trẫm giao cho khanh chịu trách nhiệm, trong vòng bốn ngày phải tập kết xong quân đội các nơi về Thăng Long.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Phạm Tu ngồi xuống, Lê Văn Hưu lúc này đứng lên nói.
- Bẩm bệ hạ, trong phép chiến thắng có năm việc cốt yếu: Sắp sẵn bào giáp, binh khí; lo đầy đủ người, ngựa, xe; chứa; trữ nhiều; huấn luyện sĩ tốt; chọn tướng giỏi. Công việc này cần nhiều thời gian. An Bang tình hình nguy cấp sớm tối, thần kiến nghị điều động quân tiên phong phụ giúp Tinh phủ sứ ổn định tình hình, đại quân sau khi sẵn sàng mới đến sau.
Lý Anh Tú cũng gật gù đồng ý. Từ Thăng Long hành quân gấp đến An Bang cũng phải mất bốn ngày, chưa kể vật tư, quân nhu các loại. Trong khi đó kẻ địch nhanh nhất hai ngày sau sẽ xuất hiện ở An Bang. Lý Anh Tú hỏi. - Vậy Trẫm nên cử ai đi, và bao nhiêu quân thì phù hợp?
Tất cả mọi người trầm mặc. Chu Văn An nói.
- Nếu không để Thần Sách quân đi trước, chỉ cần hai ngày là có thể đến An Bang.
Phạm Tu lắc đầu nói.
- Thần Sách quân tuy đến An Bang nhanh nhất, nhưng nếu không may gặp phải kẻ địch chắc chắc sẽ bị hủy diệt ngay tại cửa biển. Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất thôi.
Lữ Gia lúc này chậm rãi nói.
- Bệ hạ, nếu không ngài có thể phái Cấm quân đi. Hiện tại Cấm quân vừa mới tổ kiến gần năm trăm người nhưng An Bang cũng có sáu trăm binh sĩ ở đó. Có thể cầm cự một chút.
Lý Anh Tú gật đầu, đúng là ý kiến tốt, Cấm quân tuy mới tổ kiến, nhưng nòng cốt vẫn là hai trăm Thiên Tử quân sức chiến đấu cực kỳ mạnh mẽ, người nào cũng có thể lấy một địch mười. Lê Văn Hưu nói. - Bẩm bệ hạ, hiện tại thế giặc mạnh, nếu chúng ta cố gắng phòng thủ tại thành An Bang thì rất khó chống giăc. Chi bằng trước hết lệnh dân chúng thu hoạch mùa màng, rút khỏi An Bang để tránh mũi nhọn của giặc trước.
Lý Anh Tú liền hiểu là kế “vườn không nhà trống”, tương quan lực lượng quá chênh lệch, nếu chỉ phòng thủ thành rất khó. Nhưng muốn thực hiện “vườn không nhà trống” lại cần phải có thời gian. Nhưng liệu kẻ địch có cho chúng ta thời gian? Lý Anh Tú nói. - Lê thượng thư nói đúng, nhưng thời gian kẻ địch không cho chúng ta nhiều như vậy. Phải làm như thế nào đây?
------Ta là giải phân cách chạy ngang qua-------
Ngay trong ngày hôm đó bộ máy chiến tranh của Thăng Long điên cuồng vận chuyển lên, khinh kỵ từ kinh thành chạy ra thông báo lệnh tổng động viên của bệ hạ.
- Thuận thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết. Nước Đại Việt ta xưa nay yêu chuộng hòa bình, dân cư lạc nghiệp. Nay Crow công tước tham luyến sự giàu có của Đại Việt ta, muốn cướp bóc của cải của nhân dân ta, Trẫm lấy làm vô cùng phẫn nộ. Nay kẻ thù đã tới cửa, mỗi thần dân của Đại Việt đều phải có trách nhiệm cầm lấy vũ khí bảo vệ thánh thổ. Tin tưởng thắng lợi sẽ là của chúng ta. Khâm thử.
Khinh kỵ do thám đọc xong chiếu. Liền dáng lên thông báo mộ binh của bộ binh sau đó liền phóng đi nơi khác.
- Cha, mẹ ta phải đi mộ binh, bệ hạ đối với gia đình chúng ta như có ân tái tạo, không có bệ hạ chúng ta sẽ không có cuộc sống hạnh phúc thế này.
Một thanh niên người bản xứ rươm rướm nước mắt, lưng khoác bao tải, tay cầm một nhánh trường thương bước ra khỏi nhà để lại cha, mẹ già đằng sau. Thanh niên chợt quay lại xoa đầu cậu bé đứng bên cạnh cha mẹ nói. - Franz, anh đi rồi em ở nhà nhớ phải chăm sóc cha mẹ, phải vâng lời biết chưa.
Franz nhe ra hai hàm răng bị mất hai cái răng cửa nói.
- Anh yên tâm, Franz sẽ chăm sóc cha, mẹ.
Thanh niên gật đầu nhìn cha mẹ nói.
- Cha, mẹ. Con đi, cha mẹ nhớ giữ sức khỏe.
Người cha gật đầu vỗ vai hắn nói.
- Con trai, cố gắng diệt địch, đừng phụ lòng bệ hạ.
Người mẹ lại rưng rưng không kìm được nước mắt.
- Con trai cố gắng trở về với mẹ.
Một nơi khác một thanh niên Việt tộc cùng từ giả người vợ trẻ cùng đứa con thơ vẫn còn đang nằm trong vòng tay mẹ say ngủ. Hắn vuốt ve gương mặt bụ bẩm thiên thần đó đầy triều mền. - Đứa trẻ thế này không nền chứng kiến sự tàn nhẫn của chiến tranh.
Nói rồi hắn nhìn vợ mình đầy âu yếm.
- Ta đi, chăm sóc cu Tí. Nếu ta không thể trở về…
Chưa nói hết lời người vợ liền che miệng hắn lại.
- Đừng nói gở, thiếp sẽ chờ chờ chàng trở về.
Trong vòng hai ngày sau khi lệnh tổng động viên được ban bố, ba ngàn trai tráng đủ điều kiện trên khắp cả nước đã tề tụ tại Thăng Long. Những người này đều là dân binh được huấn luyện từ trước, Phạm Tu cũng chỉ cần tổ chức lại một hồi là có thể đưa ra chiến trường. Lý Anh Tú đứng trên tường thành nhìn xuống diễn võ trường bên dưới không khỏi cảm khái. - Tất cả đều không hổ danh là nam nhi của Đại Việt.
Lê Văn Hưu lúc này đi đến nói.
- Bẩm bệ hạ, Khuôn Việt đại sư cầu kiến.
Lý Anh Tú ngạc nhiên, Khuôn Việt lúc này lại đến kinh thành làm gì? Chẳng lẽ lại đi du ngoạn sao? Mang theo tâm lý tò mò Lý Anh Tú đi xuống thành liền thấy được Khuôn Việt cùng Tuệ Tĩnh, mà đằng sau là mấy chục tăng nhân mặc tăng bào để hở trần nữa vai trái, tay chân đều quấn lấy xà cạp. - Bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú liền hỏi.
- Đại sư, không biết tìm Trẫm có việc gì?
Khuôn Việt nói.
- Bẩm bệ hạ, người xưa có câu quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Đệ tử phật môn tuy xuất gia nhưng cũng là một phần từ của Đại Việt, không thể ngồi yên nhìn quân giặc dày xéo lên quê hương mình. Nay bần tăng dẫn theo bốn mươi võ tăng của Khai Quốc tự, xin nguyện gia nhập quân đội, cùng bệ hạ đối kháng địch nhân. Mong bệ hạ chấp thuận. - A di đà phật.
Bốn mươi võ tăng phía sau đều đồng loạt hô lên một câu phật hiệu. Dù là người xuất gia nhưng ai ai cũng một lòng quyết tâm ra trận giết giặc để bảo vệ quê hương. Đó là tinh thần Đại Việt, hào khí Đại Việt. Lý Anh Tú không khỏi bị cỗ cảm xúc này tác động đến lớn tiếng nói. - Được, Trẫm phê chuẩn, các võ tăng hãy đến gặp Phạm thượng thư. Phạm thượng thư sẽ sắp xếp vị trí cho mọi người.
- A di đà phật. Tạ ơn bệ hạ.
Nhìn các võ tăng người người ra đi, đầu không ngoảnh lại Lê Văn Hưu không khỏi cảm khái ngâm.
“Nghe theo tiếng gọi của núi sông Cà sa gửi lại chốn trai phòng Xông ra biên giới trừ hung bạo Thực hiện từ bi phải lực hùng”.
Lý Anh Tú nghe vậy cũng gật đầu ngâm.
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào Tuốt gươm bồng súng diệt binh đao Ra đi quyết rửa thù, cứu nước Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”.
Đây chính là Đại Việt của Lý Anh Tú, sẽ không bao giờ cúi đầu cho dù địch nhân mạnh đến đâu, dù có chảy đến giọt máu cuối cùng hắn cũng sẽ quyết tâm bảo vệ nó, bảo vệ thánh thổ của Việt tộc trên mảnh dị giới này. ------------ Bài thơ thứ hai là bài nguyện tại chùa Cổ Lễ vào ngày 27 tháng 2 năm 1947 làm lễ cho 27 nhà sư, tăng ni cởi áo cà sa, khoác lên mình áo bộ đội để lên đường bảo vệ tổ quốc. Khi nghe bài phát nguyện này, trước lúc nhập ngũ, sư nữ Đàm Thanh xúc động đã họa lại bài thơ trên: “Gậy thiền quét sạch loài xâm lược/Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”.
Bài thơ đầu cũng là bài nguyện tại chùa Cổ Lễ, thượng tọa Thích Thế Long lần nữa làm lễ cởi áo cà sa cho ba đệ tử tình nguyện khoác lên chiến bào ra đi bảo vệ tổ quốc vào năm 1978.
Đăng bởi | Cẩuca |
Phiên bản | Convert |
Thời gian | |
Lượt thích | 2 |
Lượt đọc | 64 |