Chân thành
Xem xong nhớ bỏ phiếu, ngàn vạn lần không được quên bỏ phiếu, cũng không được dấu phiếu đâu đấy.
"Nghe đồn rằng sau khi tu luyện đến Quỷ Tiên, bay lên giữa tầng mây, trực diện đối mặt với thử thách của thiên lôi, nếu kiên ngạnh chống đỡ được thì có thể mượn sức mạnh của lôi điện, đem thần hồn từ âm chuyển thành dương, luyện thành Dương Thần, biến hóa vô cùng, thần thông quảng đại, hơn hẳn nhân tiên một bậc, nhưng lôi điện là sức mạnh của trời đất, uy lực vô cùng cường đại, chỉ cần hơi sơ ý thì hồn phi phách tán, chả trách Tử Nhạc từng nói, trong suốt chiều dài lịch sử các triều đại, tầng tầng lớp lớp những thiên tài tu luyện đạo thuật xuất hiện, nhưng tu luyện đến cảnh giới Dương Thần trở thành Thần Tiên trong truyền thuyết thì không có một ai... "
Tiếng sấm mùa xuân sau khi vang lên dần dần chìm xuống, mưa xuân mỗi lúc càng thêm nặng hạt.
Cũng không biết trải qua bao lâu, bỗng nhiên ở ngoài cửa một đoàn thần niệm mờ ảo không thể nhìn thấy bằng mắt thường chậm rãi tụ hợp lại, cuối cùng ngưng tụ thành một hình người, chính là Hồng Dịch.
Hồn của Hồng Dịch dần dần tụ lại thành hình, hắn không dám du đãng nữa, khó khăn hướng về phía thể xác của mình mà bay tới, nhưng thần hồn bay cực kì chậm, hơn nữa lại tụ tán thất thường giống như ngọn đèn dầu trước gió, bất cứ lúc nào cũng có thể tan biến.
Cuối cùng cũng bay đến trước giường, thần hồn giống như người chết đuối vớ được cây cọc, mãnh liệt chui vào.
Sau khi thần hồn chui vào, Hồng Dịch toàn thân chấn động, qua rất lâu sau mới mở mắt được, sắc mặt tái nhợt không chút huyết sắc, giống như người vừa trải qua cơn bạo bệnh lâu ngày.
Hồng Dịch chỉ cảm thấy cơ thể suy yếu đến cực độ.
Ngồi trên giường mà không có một tí sức lực nào.
Đây là di chứng thần hồn tản mát sau khi bị thiên lôi chấn kinh, lần này tổn thương của thần hồn so với lần ở chính phủ bị huyết khí dương cương của Hồng Huyền Cơ gây thương tích thì nghiêm trọng hơn nhiều.
Vừa nãy, khi xuân lôi vừa vang lên, thần hồn trong nháy mắt kinh sợ mà tan biến, Hồng Dịch lập tức phản ứng nhanh chóng, ý niệm trong đầu liền lập tức tiến vào cảnh giới bảo trì chân như(1), trải qua đủ loại biến ảo của trăm nghìn kiếp vẫn giữ vững bản tính.
Ở cảnh giới này, Hồng Dịch vẫn giữ lại một hạt giống của ý niệm thần hồn trong đầu, sau khi tiếng sấm qua đi, mới miễn cưỡng phục hồi lại được, thế nhưng thần hồn vẫn bị tổn thương nặng nề.
Thần hồn sau khi bị tiêu tán. Hồng Dịch cảm thấy vô cùng kinh khủng, cả người như rơi vào khoảng không bao la vô cùng vô tận, như bị chìm vào thiên địa luân hồi tối tăm khủng khiếp. Tiếp đó hắn như chuyển sinh qua trăm ngàn trường kiếp, linh hồn ký ức như bị mài mòn từng chút một, vô cùng kinh khủng. Không có một ai giúp đỡ. Bây giờ, sau khi khôi phục lại hắn vẫn thấy kinh hồn, không bao giờ muốn nếm lại cảm giác này.
"Nếu như không nhờ cảnh giới chân như bất động, bản tính bất loạn từ đầu đến cuối bảo trì ý niệm trong đầu, chỉ sợ bây giờ thật sự hồn phi phách tán rồi."
Hồng Dịch sắc mặt hơi khôi phục chút huyết hồng, lầm bẩm nói.
Nhớ lại cảm giác vô lực hoảng sợ do bị xuân lôi chấn kinh thần hồn, trong lòng Hồng Dịch đối với con đường sau khi tu luyện thành Quỷ Tiên, độ lôi kiếp, thành Dương Thần không có nửa điểm nắm chắc, cho dù Di Đà Kinh là thuật tu luyện thần hồn tối cao thì hắn cũng không có một điểm chắc chắn.
Loại uy lực thiên địa như thế này, căn bản không phải con người nhỏ bé yếu đuối có thể chống chọi được, chỉ cần một phần nhỏ sức mạnh này đánh xuống thì kể cả Quỷ Tiên cường đại đến đâu cũng biến thành bột phấn.
Bỗng nhiên trong lúc đó, Hồng Dịch đối với ý niệm gốc rễ về con đường tu luyện đã khắc sâu trong đầu nảy sinh một ý nghĩ: con người cho dù cường đại thế nào cũng không thể thắng được thiên địa lôi kiếp.
"Hả? Lòng tin của ta dao động sao?"
"Cái gì là dũng khí? Cái gì là chân thành? Tử Nhạc? Nguyên Phi? Thậm chí là phụ thân? Thái Thượng đạo, Chính Nhất đạo, Phương Tiên đạo, thậm chí là Vô Sinh đạo, Chân Không đạo, chẳng lẽ bọn họ không biết uy lực của thiên địa sao? Kinh nghiệm của bọn họ phong phú hơn ta gấp mười lần, bọn họ lại hiểu thế sự vô thường, thiên địa hung hiểm, lộ trình hiểm ác như Cửu U chi phong (gió cuối đông, tính từ đông chí, cứ 9 ngày gọi là 1 cửu, cửu U ở đây là ngày cuối cùng, gió rất hung hiểm buốt giá). Thế nhưng bọn họ vẫn không chùn bước, vẫn tiếp tục tiến về phía trước trên con đường tu luyện, trong lòng không một chút dao động."
Hồng Dịch cảm thấy lòng tin của mình dao động, bỗng nhiên tự xét lại bản thân.
"Ta trước kia cũng tự cho rằng kẻ thông thuộc thi thư, hiểu đạo lý thông đại nghĩa thì trong lòng tất sẽ có dũng khí, nhưng những điều này đều là giả dối, bên ngoài mạnh mẽ bất khuất, bên trong kiên tâm trung trinh, như thế mới chân chính bước lên con đường tu đạo đi đến được niết bàn, sau khi chịu đựng sức mạnh của thiên địa mà vẫn có thể tiếp tục đi về phía trước, không hề sợ hãi, đây mới thực sự là dũng khí, mới thực sự là chân thành."
Hồng Dịch vừa tự hỏi mình vừa tự thức tỉnh lại bản thân.
Mỗi một câu hỏi, là một câu tự trả lời, Hồng Dịch đều cảm nhận được một thứ chân thành nào đó, từ sâu trong gốc rễ nội tâm sản sinh ra.
"Vô lượng thọ, vô lượng quang, nam mô a di đà."
Bỗng nhiên trong lúc đó, Hồng Dịch trong lòng thành tâm nhớ tới mười một chữ ở cuối bản kinh văn, hay tay chắp lại, kết thành Di Đà ấn, trong lòng thành tâm quỳ bái.
Hắn cũng không phải là quỳ bái phật, mà là quỳ bái cảnh giới chân thành chân như bất động, dù trải qua vô cùng vô tận kiếp nạn, trải qua trăm ngàn kiếp luân hồi vẫn giữ vững bản tính.
Loại cảnh giới này tại sao không được thành kính cúng bái nhỉ?
"Thiên địa chi uy, có thể kháng được."
Cùng lúc đó, Hồng Dịch hai tay đặt ngang, nhìn bầu trời phía bên ngoài cửa sổ, đối với thiên địa chi uy tiến hành một lễ bái cung kính.
Dưới thiên uy mênh mênh mang mang, không một sinh linh nào không cảm thấy kính sợ.
Cho đến hôm nay, tại thời khắc này, hắn mới chính thức hiểu được thế nào là thiên địa chi uy (uy nghiêm của trời đất).
Người luyện võ tu đạo, mục đích cuối cùng là muốn đột phá thiên địa chi uy, đến miền cực lạc.
Bằng vào loại sinh mệnh nhỏ bé yếu nhược này thì mãi mãi không thể đột phá được, muốn đột phá cực hạn của thiên địa, cực hạn của sinh mệnh, thì phải có quyết tâm lớn đến chừng nào? Phải có nghị lực lớn đến chừng nào?
"Đường dài mênh mông, khó khăn chông gai khắp chốn, đất trời uy nghiêm, con người độc hành giữa thế gian, một mình đón nhận tất cả."
Vào giờ khắc này, Hồng Dịch đối với những người đi trên hai con đường tiên đạo, võ đạo mang theo hy vọng siêu thoát, với sự kiên trì không sờn lòng, đều sinh ra sự bội phục từ đáy lòng, đồng thời hắn cũng vô cùng thành kính, kính sợ quỳ bái trước họ.
Một loại niệm đầu bao hàm sự bình lặng, vui sướng, kính sợ, dũng khí tự nhiên sinh ra từ sâu trong nội tâm Hồng Dịch.
Thần hồn Hồng Dịch dường như có cảm giác thoát thai hoán cốt, đó cũng không phải thần hồn trở nên lớn mạnh, cũng không phải tu vi bản thân tinh tiến, mà là sau khi trải qua thiên địa chi uy, không bị biến mất, được tẩy rửa trong tâm linh khi sống lại ở kiếp sau.
Bất luận là người tu tiên hay võ giả, con đường họ bước đi đều là tuyệt địa, trên đó có trăm vạn chông gai, chung quanh đều là hổ báo sài lang, một mình ở giữa núi rừng phá đá mở đường, khó khăn đi về phía trước.
Trong đại dương vô biên khôn cùng, sóng gió dời núi lấp biển, bất cứ lúc nào cũng bị tiêu diệt, vĩnh viễn không thể đến được miền cực lạc.
Tuyệt vọng vì không đến được miền cực lạc, nhưng con người không sợ hãi, vẫn kiên định đi về phía trước.
Đây chính là chân thành.
Không ngừng tự hỏi, không ngừng tự kiếm tìm câu trả lời, Hồng Dịch rốt cuộc cũng chạm tới cảnh giới Chân Thành, lấy thành kính làm tâm ý, truy cầu miền cực lạc đúng như bản tính. Trong việc này phải có bao nhiêu trí tuệ? Bao nhiêu dũng khí? Bao nhiêu nghị lực? Bao nhiêu hung hiểm? Bao nhiêu quyết tâm?
...............................................
Trong lúc Hồng Dịch tự hỏi, tự trả lời, dần dần tiến vào cảnh giới thiền định.
Thần hồn vừa bị tổn thương từ từ phục hồi, sau khi tự suy ngẫm những điều kia, trong lòng dâng lên niệm đầu về sự bình lặng, vui sướng, kính úy (kính trọng ,sợ hãi), trí tuệ, nghị lực, chân thành tựa giống như mưa xuân ngoài sân rả rích triền miên tí tách tí tách rơi xuống, làm dịu mảnh đất tâm hồn.
Mãi đến khi đêm xuống, trong bóng tối Hồng Dịch vẫn như vậy ngồi tọa thiền, không chút nhúc nhích.
Màn đêm qua đi, ngày mới lại đến, sắc trời sáng tỏ, trời quang mấy tạnh, khi tia nắng đầu tiên chiếu lên mặt Hồng Dịch, hắn mới thanh tỉnh lại, hai mắt mở ra, đất trời như tràn ngập sắc màu động lòng người.
Âm thầm vận chuyển thần hồn, đột nhiên xuất khiếu, nghênh đón ánh dương quang, Hồng Dịch cảm thấy toàn thân đau nhức, trước mắt là một mảng mơ hồ.
Tu vi cũng không có tăng trưởng.
Thế nhưng thần hồn trở về xác, trong tâm không có một chút gì nóng nảy, cũng không vì ánh dương quang gay gắt mà lo lắng không thể kháng cự, mà còn lấy đó làm một loại tu luyện, đó cũng là một loại dũng khí cường đại trên con đường nhân sinh.
Cho dù trời long đất lở, phía trước là vực sâu tuyệt lộ, nhưng ta vẫn giữ vững chân thành kiên trì tiến về phía trước.
Chú thích:
(1) Chân như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lí luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
Sau đây là một số thuật ngữ bao gồm từ Chân như thường gặp:
Chân như pháp giới (zh. zhēnrú făjiè 眞如法界, ja. shinnyo hōkai) là Pháp giới của chân như. Vì Pháp giới và Chân như cơ bản hàm ý như nhau nên đây chỉ là một cách gọi thể tính chân như mà chư Phật cảm nhận được.
Chân như tính khởi (zh. zhēnrú xìngqĭ 眞如性起, ja. shinnyo shōki) chỉ sự sinh khởi của mọi hiện tượng tùy thuộc hoặc nương vào Chân như.
Chân như tướng (zh. zhēnrú xiāng 眞如相, ja. shinnyosō) chỉ tướng thứ 8 trong "Thập hồi hướng" theo pháp tu của hàng Bồ Tát. Giai vị mà hàng Bồ Tát dùng trí huệ trung đạo để làm sáng tỏ tính chất hữu vô của các pháp, và thấy các pháp đều là chân như pháp giới.
Chân như vô vi (zh. zhēnrú wúwéi 眞如無爲, ja. shinnyomui) là một trong 6 pháp vô vi trong giáo lí Duy thức. Chân như là thể tính chân thực của mọi hiện tượng. Chân như được gọi là vô vi vì ý niệm rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân như, bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.
Đăng bởi | thieuquocviet1999 |
Phiên bản | Dịch |
Ghi chú | DOCX |
Thời gian | |
Lượt thích | 4 |
Lượt đọc | 197 |