Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

[hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Chương 3

Phiên bản Dịch · 5442 chữ

ẤP BẮC

Vào thời điểm tôi đến Việt Nam năm 1962, nước Mỹ tiêu tốn hơn một triệu đô la một ngày với hy vọng giành chiến thắng bằng cách bắn phá trên chiến trường. Không khí lạc quan với khẩu hiệu không chính thức “chiến thắng vào năm 1964”. Những nhà chiến lược quân sự mà tôi nói chuyện ở Sài Gòn đều thuyết phục rằng cách thức bắn phá tiêu tốn, thử nghiệm của họ sẽ đảo ngược được phong trào “chiến tranh nhân dân” đang lên cao.

Mức độ can thiệp của Mỹ cũng được thể hiện ở những ngôi sao trên vai hàng tá những vị tướng kinh nghiệm được giao nhiệm vụ chỉ huy những nhiệm vụ phức tạp ở Sài Gòn vào cuối năm đó. Thiếu tướng Joseph W.Stilwell chỉ huy đội quân cứu trợ Quân đội Mỹ với một thế hệ mới những máy bay chiến đấu. Stilwell là con trai của tướng “Vinegar Joe”, Stilwell lừng lẫy trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và ông ta thích đưa tôi đi cùng khi trực tiếp lái và nhắm bắn khu du kích Việt Cộng với khẩu súng máy 50 li từ trên trực thăng lên thẳng của mình.

Những tướng Mỹ khác thường điều hành một đơn vị, cố vấn cho Lực lượng Không quân Cộng hòa và lập kế hoạch điều hành chỉ huy. Vào thời điểm đó ở Việt Nam cứ một nghìn cố vấn Mỹ thì có một tướng. Tướng phụ trách Chỉ huy Trợ giúp Quân đội Mỹ được gọi bằng ngôn ngữ quân sự là COMUSMACV, là một tướng bốn sao, Paul D.Harkins, tốt nghiệp West Point với cặp mắt xanh. Ông ta phục vụ cùng tướng George S.Patton, Jr trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và từng là Tổng tham mưu của Quân đội 8 suốt Chiến tranh Triều Tiên. Harkins chỉ một phần trông giống sỹ quan chỉ huy vì luôn mặc thường phục, thường phì phèo xì gà to.

Sự đồng lòng của chỉ huy tối cao Mỹ là những nỗ lực họ đang cố gắng ở Việt Nam nhưng chiến thắng thường xa hơn những điều thấy trước được. Nhìn chung các phóng viên ủng hộ quan điểm đó và tôi chẳng thấy ai nghi ngờ xem cuộc chiến có đáng để chiến đấu vậy không. Mal Browne tin tưởng chiến thắng sẽ tới và các bài phân tích AP của anh ta đều phản ánh quan điểm đó nhưng anh ta không có chút ảo tưởng về cách thức sẽ dễ dàng và đoán rằng đó sẽ là chiến dịch lâu dài và ác liệt cần thêm những điều chỉnh trong tiến trình chiến tranh. Mặc dù giới truyền thông và bộ máy quan liêu năm 1962 đều thống nhất cần cách thức khôn ngoan triển khai cuộc chiến nhưng chúng tôi chiến đấu như những con mèo bị nhốt trong bao khi tác nghiệp. Vấn đề trọng yếu là chính quyền Kennedy sẽ tham gia chiến tranh ở miền Nam Việt Nam mà không cần công bố điều đó, họ cố gắng không nói với ai và che đậy việc xây dựng lực lượng, tăng cường máy móc trang thiết bị và che đậy việc xây dựng lực lượng, tăng cường máy móc trang thiết bị và gánh vác những gì họ đang phải chịu đựng để đạt được mục đích.

Tôi chỉ ngạc nhiên là các hoạt động chiến thuật nhạy cảm này lại là những chi tiết mà giới báo chí Sài Gòn cho rằng chẳng việc gì phải che đậy. Thực tế, Mal khăng khăng rằng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tiết lộ chúng và những con tem bí mật không có tác dụng vì nếu chúng tôi theo dõi những chuyến tàu quân sự tới hay việc dàn quân thì kẻ thù cũng có thể làm vậy. Ủng hộ chính sách tối mật của Mỹ là chính sách hà khắc chính trị của người Việt Nam dẫn đến việc không tin tưởng bất cứ ai sẵn sàng dọa nạt giới báo chí nước ngoài. Bất kỳ bản báo cáo nào chúng tôi đưa ra câu hỏi về tiến trình của chiến tranh đều bị chính quyền Diệm kiểm duyệt. Ngoài ra, chính quyền còn muốn dập tắt những bài viết của chúng tôi về những xung đột văn hóa giữa những tay lính Mỹ cứng đầu với người dân địa phương bảo thủ. Họ mong đợi chúng tôi đưa ra bức tranh ngọt ngào và sáng sủa về các vùng chiến sự đang bùng nổ khi có mặt của quân đội Mỹ cùng với những xung đột hỗn hợp về mặt xã hội đang ngày càng gia tăng.

Tôi viết theo chỉ dẫn của Mal Browne, một người không bị đè bẹp. Còn hơn cả người điều hành nhân viên, Mal chỉ huy cả cuộc sống nghề nghiệp của chúng tôi. Ngay tuần đầu tiên tới Việt Nam năm 1961, Mal đã gây ra sự phẫn nộ cho giới chức ở đây. Từ đầu anh ta nhận thấy sự can thiệp của người Mỹ lớn hơn những gì mong đợi. Với một chút xào xáo, anh ta phát hiện ra phi công Mỹ tham gia cuộc chiến chống lại Việt Cộng trong những lần bay thả bom cấp cho lính Việt là những máy bay huấn luyện. Mal từ chối giữ bí mật theo như yêu cầu của Đại sứ quán Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Anh ta chuyển sự ngốc nghếch của mình sang tôi.

AP không phải là hãng tin duy nhất nghiên cứu cẩn thận cuộc chiến tranh đang tiến triển. Trong suốt nhiệm vụ 6 tháng, Homer Bigart người giành giải thưởng báo chí Pulitzer, khuấy lên làn sóng nghi ngờ những nỗ lực của người Mỹ bằng những bài báo và bài phân tích cay đắng, sâu sắc cho tờ Thời báo New York. Ba mươi năm làm phóng viên nước ngoài biến anh ta thành ký giả chiến trường hàng đầu vào thời đại của mình. Ngay khi tôi mới tới Sài Gòn thì cũng là lúc Bigart kết thúc nhiệm vụ. Tại bữa tiệc chia tay anh ta, tôi gặp Francois Sully lần đầu tiên, một người Pháp dễ chịu, yêu đời và hiểu biết về những gì đang diễn ra ở đây hơn bất kỳ phóng viên thường trú nào, Sully là phóng viên thường trú cho tờ Newsweek, và trong một phần của sự thật nào đó, anh ta muốn nói anh ta nghĩ những can thiệp ngày càng tăng của người Mỹ là sự khởi đầu thu nhỏ những thất bại của người Pháp trước đó 10 năm.

Chính quyền không hiểu sao chúng tôi không ủng hộ những cố gắng chiến tranh như những phóng viên đã làm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và trong Chiến tranh Triều Tiên. Lúc đầu họ mất kiên nhẫn với Sully và từ chối cấp lại visa cho anh ta. Toàn bộ giới báo chí Sài Gòn gửi điện phản đối tới Tổng thống Kennedy nhưng không có hiệu quả. Sully bị buộc tội “chống lại một cách hệ thống” trong các bài báo của anh ta và anh ta phải dời sang Hồng Kông ngày 9-9. Chúng tôi ra sân bay tiễn và tự hỏi không biết ai sẽ là người tiếp theo phải đi. Đến lượt Jim Robinson, một phóng viên kinh nghiệm của NBC, chúng tôi ghen tị với cách ăn mặc cuốn hút và hào hoa của anh ta. Anh ta thiết kế bộ quần áo lên hình, kết hợp hoàn hảo giữa áo rộng và quần âu mà trở thành bắt buộc với tất cả phóng viên truyền hình trong phần còn lại của chiến tranh. Điều này làm giàu cho một thợ cắt may vô danh Sài Gòn mà chúng tôi gọi trân trọng là ông Minh. Robinson sở hữu trang phục với mười màu và mười chất liệu khác nhau. Tội lỗi của anh ta không phải ở chuyện xa hoa trong cách ăn mặc mà ở lời nhận xét bất cẩn về Tổng thống Diệm trong những cuộc phỏng vấn nhàm chán. Trước sự có mặt của quan khách, đó là sự coi thường không thể tha thứ. Robinson bị trục xuất ngày 1-11 cho chúng tôi thấy rằng Đại sứ quán Mỹ thờ ơ với tự do báo chí và ngày càng trở nên đa nghi. Chúng tôi tiếp tục công việc, ngày càng cảm thấy bị cô lập, mất hết tinh thần bởi bầu không khí hạn chế bao trùm việc tác nghiệp nhằm tách chúng tôi ra khỏi những vùng chiến tranh quan trọng ở nông thôn.

Chúng tôi nhanh chóng hiểu ra chiến dịch ngăn cản công việc đưa tin được các cơ quan chính quyền ở Washington chỉ đạo và tiếp tay. Đại sứ quán Mỹ sẵn sàng tuân theo chỉ thị. Bằng chứng của nỗi sợ hãi là bản thư ngày 19-9 gửi từ văn phòng AP ở Washington thông báo Quốc hội, Lầu năm góc và Đại sứ quán Việt Nam đều phản đối kịch liệt về hoạt động báo chí phương Tây tại Việt Nam. Ban quản lý AP đảm bảo họ không mua toàn bộ chuyện này nhưng rất lúng túng vì những tóm tắt chính thức ở Washington dường như chĩa vào họ là những đánh giá “ngược 180 độ” của chúng tôi. Người viết bản ghi nhớ đó được chỉ bảo cá nhân rằng Phó Ngoại trưởng Averell Harriman đã quở trách các biên tập viên tờ Thời báo New York về tin bài và đang dự tính quở trách AP và UPI.

Phản ứng của Brown đối với bản ghi nhớ làm chúng tôi nhận thức rõ cảm giác chống báo chí và tiếp tục nói rằng “trong khi những quan điểm công khai về chiến tranh hoàn toàn khác với chúng ta thì chúng ta cũng đâu có viết chiến tranh đã thua hay hết hy vọng”. Thật mỉa mai, Mal ca ngợi chương trình ấp chiến lược “dường như có hiệu quả” trong nhiều khía cạnh. Đối với tôi điều đó như phá vỡ sự lạc quan của người Mỹ.

Cuối năm 1962 thử nghiệm quân sự xã hội trở thành công cụ quan trọng phá vỡ kiểm soát của cộng sản ở vùng nông thôn bằng cách tách dân làng khỏi Việt Cộng. Một chương trình tương tự đã được áp dụng thành công chống lại các cuộc tấn công của cộng sản ở Malaysia vào những năm 1950. Hàng triệu đô la Mỹ đổ vào các ấp chiến lược ở Việt Nam. Mùa thu năm đó, hơn ba nghìn ấp chiến lược được xây dựng là nơi cư trú cho bốn triệu người dân. Hơn một phần tư số dân đó đang sống trong những nơi định cư nông thôn được bao bọc bằng hào sâu đầy cọc tre nhọn hay bẫy cho những kẻ lạ lai vãng. Cổng ấp luôn đóng khi mặt trời lặn tới bình minh vì đó là thời gian Việt Cộng dễ hoạt động nhất.

Nơi huấn luyện phi công nằm ở phía Bắc Sài Gòn trong vùng đồn điền cao su gần Bến Cát cạnh một trong những điểm nóng không an toàn của đất nước – Vùng chiến khu D, được đặt tên trong chiến tranh với người Pháp. Đó là khu vực cẩm, rừng cây rậm rạp trải dài tới những đồi dốc hiểm trở giáp ranh biên giới Cămpuchia và là con đường tiếp viện huyền thoại cho quân cộng sản phía Nam - đường mòn Hồ Chí Minh. Kế hoạch được gọi là “Chiến dịch mặt trời mọc” bắt đầu tháng 3-1962. Nơi này trở thành thánh địa Mecca đối với các đại biêủ Quốc hội và các nhà báo đến thăm quan. Bằng chứng của những khoản tiền viện trợ của Mỹ đang được đầu tư một cách khôn ngoan và hiệu quả. Khi tôi tới thăm vào tháng 11 nơi này còn rất tan hoang.

Cùng một nhân viên Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa, tôi lái xe về phía bắc trên con đường 13 qua những ngôi làng còn vết tích các trận chiến tới ấp chính tại Bến Tường. Đó là hành trình mà Chính phủ cho rằng là minh chứng cho tiến trình chiến tranh. Những bức tường đắp bùn của ấp chiến lược cắm đầy chông tre sắc nhọn giống như lớp râu lởm chởm trên cái cằm không cạo. Chúng tôi lái xe vào bên trong qua cổng gỗ đan dây thép gai tới bãi sân đầy bụi xung quanh là những ngôi nhà lợp lá và một văn phòng chính quyền lợp mái sắt kiên cố. Không khí cẩn trọng giữa những lính Việt Nam đang ngồi uể oải bên trong. Tất cả đều trang bị vũ khí và tôi nhận thấy cả cố vấn Mỹ cũng có vũ khi trong tay khi họ đang uống bia và nước ngọt trong một quán lá phía trong cổng.

Chỉ bốn trong mười bốn ấp dự định đã hoàn tất trong “ Chiến dịch mặt trời mọc”. Những ấp khác còn nằm chờ vì khó tập hợp đủ người dân sống trong đó. Tổng cộng có ba nghìn nông dân và gia đình họ bị di dời từ những ngôi làng cũ tới định cư tại những ấp lập sẵn này, rất nhiều trong số họ chống lại. Theo con số thống kê miệng thì nữ nhiều hơn nam. Những người đàn ông vắng mặt bị quy là thành phần Việt Cộng nhưng không ai được thuyết phục từ bỏ trong nhiều tháng vì họ bị chia cắt gia định. Người hướng dẫn của tôi chỉ ra sự ổn định của người dân như một nhân tố thuận lợi và cho rằng chương trình được viện trợ của Mỹ về nhà ở và thức ăn miễn phí, chăm sóc sức khỏe đang thuyết phục nhân dân dưới sự kiểm soát thành công của Chính phủ. Sau đó, một cố vấn Mỹ cho tôi xem một bức thư tìm thấy trên người một phụ nữ đang làm ngoài đồng gửi cho chồng. Có một câu nói rằng: “Đừng lo lắng cho em, chúng ta đều được chăm sóc tốt. Hãy tiếp tục công việc của mình”.

Tôi viết một bài dài về những ảnh hưởng của “Chiến dịch mặt trời mọc”: mỗi ấp cần một đại đội lính Việt kèm theo đảm bảo sự an toàn vì chính quyền không muốn trang bị vũ khí cho dân tự bảo vệ mình. Họ sợ người dân sẽ sử dụng vũ khí đó để chống lại họ. Tôi viết rằng những ấp chiến lược thử nghiệm đó thực tế trở thành những trại giam đắt tiền. Mục đích đưa ra nhằm tập trung kiểm soát dân vào vùng an toàn hơn. Chương trình đặc biệt này bị xóa bỏ từng bước. Câu chuyện “đầu sỏ” của tôi không mang lại tràng pháo tay nào từ giới chức, họ xem đó chỉ như một bới móc khác từ giới báo chí.

Chính phủ nỗ lực hạn chế nguồn tin chảy vào Việt Nam bằng nhiều cách hăm dọa nhưng dường như tất cả đều thất bại. Điểm yếu của chính sách là người Mỹ trong chiến trường không xem báo chí như tổ chức bí mật của gián điệp. Những người lính tôi gặp ở đó rất nhiệt huyết và tự tin trong những tháng đầu tiên. Họ tin tưởng vào nhiệm vụ của mình và cho rằng không có lý do gì phải tiết lộ những gì đang làm. Lý tưởng của họ không làm tôi ngạc nhiên vì tôi cũng mong đợi điều đó từ những người Mỹ. Tuổi thơ của tôi cũng chứng kiến bi kịch và chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai mà nước Mỹ là người đóng vai trò chủ chốt. Tôi chia sẻ giấc mơ của họ về một thế giới trở nên an toàn hơn cho tất cả chúng ta và sự đồng cảm này giúp tôi tiếp cận những người lính Mỹ, giành được sự tin cậy của họ dù tôi đến từ đất nước khác. Thậm chí với những phóng viên khó tính nhất từng có thời gian trải qua cùng các sĩ quan ở Sài Gòn và Washington. Chúng tôi hiếm khi xung đột với những quân nhân trên chiến trường. Sự thật này luôn đứng đầu cuộc chiến cho tới khi kết thúc.

Với nhứng lính Mỹ ở Việt Nam, những năm đầu là thời gian lạc quan và mạo hiểm. Nhiệt tình của họ như lây truyền, thường tràn ngập các bài viết của chúng tôi khi theo họ vào chiến trường và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Chúng tôi đặc biệt tán dương những phi công trực thăng. Trực thăng lên thẳng là cách tin cậy để nhanh chóng tham gia hoặc thoát khỏi cuộc chiến. Đó cũng là biểu tượng cuộc chiến này khác với những cuộc chiến trước đó.

Tôi nhanh chóng hiểu ra điều đó khi làm bạn với các sỹ quan và binh lính của đơn vị trực thăng thử nghiệm được cử tới Sài Gòn vào tháng 9-1962, Đại đội Quân dụng Cơ động Chiến thuật cái tên hành chính mờ ảo đặc biệt cho cuộc cải cách mới nhất trong chiến tranh từ thời xe Jeep. Họ bay trên những chiếc Huey UH-1A chạy bằng hơi nước mới của Công ty Bell, một lọai máy bay nhiều chức năng và nhỏ hơn những con vật khổng lồ ồn ào ì ạch kéo trên bầu trời Việt Nam thả lính chiến đấu. Huey xuất hiện như sự cải cách về định nghĩa không vận sẽ làm chủ tiến trình chiến tranh tương lai. Trực thăng lên thẳng được trang bị súng máy 30 li và 16 rocket 6,98 cm theo các xe bọc thép vào trận chiến, bắn thả bãi đáp trước khi lính nhảy xuống và bảo vệ việc di chuyển của họ. Chúng tôi nhận ra trong chiến thuật trực thăng vận điểm ngắm tốt nhất chính là từ trên trực thăng.

Tay chỉ huy đơn vị trẻ tuổi đầy nhiệt huyết là thiếu tá Ivan Slavich người San Francico, California. Từ lúc anh ta thân thiết và thoải mái với sự có mặt của chúng tôi. Anh ta rất tự hào về những cải tiến mà đơn vị anh ta đang thử nghiệm vào chiến thuật quân sự. UTT báo cáo cho Đội cố vấn kỹ thuật Quân sự do một tướng chỉ huy, người chỉ đánh giá các chiến thuật chứ không phải phần viết tin. Những chiếc Huey trang bị vũ khí nhằm hỗ trợ cho ba đại đội trực thăng vận vận chuyển lính Cộng hòa vào chiến trường. Chúng tham gia hầu hết các hành động quân sự lớn và luôn có chỗ cho chúng tôi trên trực thăng lên thẳng.

Tôi thích ngồi trên những chiếc máy bay này, thắt dây an toàn, gió thổi vào tóc khi những tay súng trẻ ngó ra ngoài cửa mở máy bay với đôi mắt dõi xuống mặt đất và ngón tay đặt trên cò súng. Binh nhất John C.Dickerson đặt tên trực thăng lên thẳng của mình là “cái hộp nóng” vì năm người nhồi nhét trong đó khi Việt Cộng đang bắn trả từ mặt đất. Anh ta nói với tôi “Bụng như lộn tùng phèo khi thấy họ bắn trả vào mình. Đôi khi đủ gần để cảm thấy độ nóng của viên đạn lướt qua. Thật không vui chút nào nhưng mình có thể bắn trả. “Những phi cơ hộ tống bay là là cách mặt đất khoảng 100 thước xếp hàng trên chiến trường xanh bằng phẳng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dickerson tình nguyện đến Việt Nam và xin thêm thời gian lần thứ hai để hoàn thành những gì anh ta gọi là “thời gian địa ngục của tôi” trước khi về nhà cho những điều tốt đẹp. Anh ta bị thương và phải về nhà sớm hơn dự tính. Bởi vì đóng ở Sài Gòn nên các đội Quân dụng Cơ động Chiến thuật (UTT) có thể thăm thành phố. Chúng tôi thường ăn tối cùng các sỹ quan và lính, đi bar cùng họ để thắt chặt quan hệ hơn. Lính quân đội thường giao tiếp với giới báo chí. Đó là ác mộng tồi tệ nhất của bất kỳ nhân viên thông tin quân sự nào, nhưng họ chẳng thể làm được gì ngăn chặn điều đó. Quân Cơ động Chiến thuật và các sĩ quan của họ là cánh cửa cho chúng tôi vào các cuộc chiến và là những người chỉ dẫn đáng tin cậy về những may mắn của người tham chiến.

Chúng tôi cũng bị lôi cuốn bởi Lực lượng Đặc nhiệm quân đội Hoa Kỳ, “những chiếc mũ nồi màu xanh”. Tôi đã trải quan nhiều ngày với đội đặc nhiệm A-113, một trong những đội của Đơn vị lực lượng đặc nhiệm được cử tới Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên. Nơi này địa hình rừng núi hiểm trở, sông suối chảy xiết và là một trong những địa điểm có trò săn bắn đầu tiên ở Châu Á. Nhưng giờ Việt Cộng đang dò tìm theo những hang báo trong rừng, những vết chân của gấu và tự do đi lại giữa dân tộc Êđê. Những người lính Mũ nồi xanh được giao nhiệm vụ đảo ngược làn sóng trong vùng, ngăn cản Việt Cộng trên đường tiến. Họ là những người bí mật, đặc quyền, làm việc dưới sự chỉ đạo của CIA và độc lập với tất cả giới chức quân sự và dân quân trong khu vực thi hành nhiệm vụ.

Đội đặc nhiệm A-133 tới Buôn Ma Thuột năm 1962 trong chiếc C-46 do phi công người Đài Loan lái để xây dựng chương trình bảo vệ làng Êđê, dân tộc miền núi thông minh, tiên tiến và lớn nhất. Khi bí mật được che đậy, tôi được mời tham gia chứng kiến sự thành công của chiến dịch. Trong một cơn bão lốc, một đội tám người tổ chức cho dân làng của tám mươi thôn bản. Họ giám sát xây dựng nhà bằng tre và những nơi trú ẩn dưới đất và huấn luyện quân sự cơ bản cho trai làng, thay thế nỏ và chông bằng 4.500 khẩu súng trường. Người chỉ huy rám nắng và mảnh khảnh, trung úy Ron Shackleton hướng dẫn tôi xem quanh.

Đầu tiên chúng tôi mở một can bia ấm vì người Mỹ thích sống như những chủ nhà của họ, nguyên thủy, không tủ lạnh hay các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác. Sau đó chúng tôi gặp những người bản địa, già làng râu lơ thơ, phì phò tẩu thuốc bằng tre, những dân quân trẻ thì vui thú vận chuyển vũ khí mới và những người phụ nữ thẹn thùng cười khúc khích trong những bộ quần áo bà ba đen truyền thống bám bụi. Tôi không gặp tay chỉ huy CIA luôn bí mật biến mất trong lán bất kì khi nào tôi đi qua.

Tôi quan sát đội của Shackleton làm việc tích cực: trung sỹ, bác sĩ Manfriend Baier chữa trị cho mọi người đơn giản nhưng hiệu quả, những người trước đây không được chăm sóc cơ bản về y tế. Những tay huấn luyện vũ khí, Al Clack và John Lindewald kiên nhẫn hướng dẫn các bài học thực tế sử dụng vũ khí tự động cho những lính mới với ngón tay đã chai lại vì sử dụng dây nỏ, rất khó khăn khi đặt lên cò súng. Người Mỹ còn mang tới các kỹ năng khác, hai đội nói tiếng Việt và một đội nói tiếng Pháp để để giao tiếp chính xác với dân bản. Khi trở lại Sài Gòn, tôi đã viết một bài dài và tích cực trích dẫn cả lời của chính quyền quân sự Mỹ nói rằng chương trình Mũ nồi xanh là “chương trình hiệu quả nhất từ trước tới giờ” để ngăn chặn sự lan tràn Việt Cộng đến tận gốc và chỉ đúng khi chiến lược này được tiếp tục thực hiện. Tôi cũng viết một câu chuyện về những nhân viên CIA đầu tiên ở Tây Nguyên, đến đó từ các năm trước với vỏ bọc là những nhà nghiên cứu thực vật đi quanh Buôn Ma Thuột tìm tổ bướm. Thông tin này do trung sỹ Shackleton và đội của anh ta cung cấp, sau đó tôi tự hỏi không biết tôi có được xếp là kẻ nói dối trắng trợn khi gây ra lúng túng cho chỉ huy CIA không?

Lính đặc nhiệm Mũ nồi xanh là niềm tự hào của chính quyền Kennedy. Chính Tổng thống ủng hộ những hỗ trợ đặc biệt cho những chiến dịch bán quân sự và các chiến thuật khác thường mà đội Đặc nhiệm yêu cầu. Những sĩ quan quân sự thông thường buộc phải tuân theo lối sống bắt buộc nên ghen tị với Đội Đặc nhiệm, đôi khi gọi những chiến binh đội Mũ nồi xanh mỉa mai “Những khẩu súng trường riêng của Jacqueline Kennedy”, phỏng theo tước bậc lực lượng quân dội Anh trong đó có “Những khẩu súng trường riêng của Nữ hoàng”. Mật độ hoạt động giới báo chí Sài Gòn dày lên vào cuối mùa hè cùng sự có mặt của phóng viên thường trú tờ Thời báo New York, David Halberstam. Mọi người biết đến danh tiếng của anh ta trước đó. Horst Faas đã làm việc và được sắp xếp ở cùng nhà với anh ta ở Cônggô. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Horst lạnh lùng bình thường, miêu tả Halberstan với tôi bằng những cụm từ gần như hoang tưởng nào là một tay hào phóng, thích đàn đúm, cạnh tranh và rất chuyên nghiệp. Khi họ gặp nhau, Halberstam cao lớn ôm trọn Horst bằng cái ôm của gấu và hét lên bằng giọng Đức giả và to lớn “Horst Kaspar Adolf Faas của Đức quốc xã”. Horst mỉm cười đồng ý. David sử dụng văn phòng AP như chính văn phòng của anh ta. Chúng tôi có vài chuyến đi viết bài cùng nhau ở vùng nông thôn, tới thăm Nha Trang, Đà Nẵng và Đồng Bằng sông Cửu Long. Bài viết của anh ta rất lạ, sâu sắc và chi tiết. Một cách thân thiện anh ta và Mal trở thành đối thủ của nhau.

Halberstam đến vào thời điểm khi giới báo chí đang rơi vào thời kỳ đặc biệt khó khăn. Chẳng bao lâu chúng tôi sẽ ngồi trên ghế nóng không giống như trước đây vì cách viết bài của mình. Cái tên khởi sự đó chính là Ấp Bắc, một nơi bình thường ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ trong mảnh đất không người mọc lên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đầm lầy và đồng lúa phía Nam Sài Gòn. Những mái tranh chụm lại, bụi chuối và chuồng lợn bao quanh là đặc trưng của thôn làng Việt Cộng trải khắp vùng nông thôn, là mục tiêu của các trận rải bom, bắn pháo và oanh tạc thường xuyên của chính quyền bởi vì nó tồn tại ngoài những vùng được gọi là bình định. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Buổi sáng ngày 3-1-1963, Sư đoàn 7 Việt Nam Cộng hòa tập hợp một số tiểu đoàn lính bộ binh và không quân tiến về đánh Ấp Bắc với mục tiêu diệt Đài phát thanh Việt Cộng hoạt động trong vùng lân cận. Chiến dịch này đã đi sai đường. Chúng tôi nghe nói về trận đánh này đầu giờ chiều khi nguồn tin của chúng tôi ở Đại đội Không quân quân đội Mỹ đóng tại Sân bây Tân Sơn Nhất gọi nói rằng tám trực thăng bị tấn công và ít nhất bốn lính không quân bị thương. Tin xấu hơn vào cuối buổi chiều, Browne viết rằng trận Ấp Bắc là tiêu biểu cho sự thất bại nặng nề nhất cho những nỗ lực hỗ trợ của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam tới lúc đó. Halberstam và tôi nhanh chóng ra sân bay nói chuyện với những phi công trở về. Mười bốn trong mười lăm trực thăng tham gia chiến dịch bị tấn công vởi pháo dưới mặt đất. Năm máy bay bị lạc trong chiến trường. Ba người Mỹ chết, hai trong số họ là lính không quân và người thứ ba là trung úy cố vấn bộ binh. Những tổn thất của lính Việt Nam lên tới con số hàng trăm.

Những bằng chứng về thảm họa càng rõ ràng hơn vào ngày hôm sau khi Halberstam và tôi biết rằng đối thủ của chúng tôi là Neil Sheehan của hãng UPI và Nick Turner của Reuters đã tới chiến trường. Chúng tôi thuyết phục Steve Stibbens của tờ Stars and Stripes đưa chúng tôi ra mặt trận. Chúng tôi nài nỉ Steve thay bộ lính Hải quân Mỹ bởi vì chính quyền Việt Nam ngăn cản giới phóng viên đi vào vùng Bắc Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi hướng về phía nam qua Chợ Lớn. Đường tắc dài, ô tô và xe buýt bị kiểm tra an ninh tại các cầu và làng canh phòng nghiêm ngặt.

Vượt qua Tây An, chúng tôi rẽ phải sang con đường đồng quê lóc xóc đầy ổ gà dài gần một dặm đường đầy bụi tới làng Tân Hiệp chứng kiến cảnh hỗn lọan: xe Jeep. Xe tải và trực thăng đang tranh giành khoảng trống trên con đường nhỏ còn lính thì lại mỉm cười chờ đợi mệnh lệnh tiếp tục hành quân. Cố vấn cấp cao ngưòi Mỹ của Quân đoàn 4, đại tá Daniel Boone Porter tiết lộ những gợi ý về những tổn thất đầu tiên. Ông ta giải thích lần đầu tiên Việt Cộng chủ động đứng lại chiến đấu thay vì chống trả và biến mất trong các vùng nông thôn. Tiểu đoàn Việt Cộng 514 dày dặn kinh nghiệm chiến đấu dù còn thua kém nhiều về khả năng tấn công, đã đương đầu chính xác như những gì cố vấn Mỹ dự đoán. Họ chờ đợi cơ hội được mang pháo đại bác ra chiến trường từ lâu. Nhưng đó là lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã đảo ngược tình huống.

Dave và tôi đi một trực thăng để quan sát trận chiến. Chúng tôi nhìn thấy xác chết ngổn ngang ở phía dưới trong bùn, trên cánh đồng và dòng xe bọc thép Việt Nam Cộng hòa đã tới thôn tăng cường lực lượng và đang trên đường trở lại. Việt Cộng trốn thoát một cách dễ dàng, để lại sáu mươi lăm lính Cộng hòa chết, một trực thăng bị hạ và cảm giác bại trận cho các cố vấn quân sự Mỹ.

Sau đó Sheetan lảo đảo bước ra từ một trực thăng đầy bùn và run rẩy nói rằng anh ta bị pháo binh tấn công trong khi tới thăm chiến trường. Lính Việt Nam Cộng hòa đã hết hy vọng đến mức cố vấn Vann đã tập hợp sáu mươi nhân viên cố vấn Mỹ của ông ta gồm cả đầu bếp và nhân viên văn phòng và gửi họ đi thám thính Việt Cộng. Hầu hết Việt Cộng đã biến mất. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battle

Ấp Bắc là câu chuyện lớn nhất mà tôi viết trong suốt sáu tháng ở Việt Nam. Những điểm yếu được phô bày rõ ràng ám ảnh những người lập kế hoạch quân sự Mỹ hình thành đồng minh trong các cuộc chiến. và câu chuyện cũng nhấn mạnh sự thông minh của Việt Cộng, một lối đánh du kích thâm hiểm. Trận chiến làm cho giới báo chí Sài Gòn tin rằng hoặc là do chính quyền không nhận thấy mức độ đầy đủ của cuộc tấn công hoặc những điều này bị chúng tôi tiết lộ. Sự khác biệt này trở thành khoảng cách lòng tin và ngày càng lớn hơn sau này.

Bạn đang đọc [Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt của Peter Arnett
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 6

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.