Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tiếng Cười Giai Nhân, Nhung Nhớ Mãi Không Thôi

Tiểu thuyết gốc · 3048 chữ

Tiểu Nghi giờ này cũng không còn sớm nữa muội ngoan ngoãn cùng mẫu thân đi ngủ. Ngày mai ta sẽ dẫn muội tới chỗ của thần y tỷ tỷ.

Qua ngày hôm sau, từ sáng sớm chàng đã tới Đào Tiên Cốc mà học y thuật, lại đúng giờ ngọ mà dẫn theo tiểu Nghi tới trước lều tranh của thần y mà chờ đợi.

Chàng gõ nhẹ, thấp thỏm nói: thần y tỷ tỷ ta có thể tiến vào sao?

Tiếng nói của nàng nhè nhẹ truyền ra: công tử đã tới rồi sao, ta còn đang đợi công tử đâu.

Chàng lòng vui sướng khi nghe được câu "ta còn đang đợi công tử đâu".

Chàng không chần chờ nữa liền đẩy cửa bước vào.

Vừa bước vào đã nghe nàng nói: ta nghe nói Huyền thúc rất khen ngợi chàng, nói y thuật của chàng tiến xa rất nhanh.

Ái Minh vừa ngượng ngùng vừa lấy làm vui vẻ nói: Tại hạ nào có giỏi giang gì, chỉ là do tại hạ và y thuật có duyên mà thôi công thêm Huyền thúc tận tình chỉ dạy.

Vừa nghe tới lời này của chàng, thần y bên trong chợt cười lên khanh khách, nàng nói: nhờ công tận tình chỉ dạy của Huyền thúc sao, vậy không biết thiếu hiệp đã học được tới đâu.

Ái Minh đáp: tại hạ đã phân biệt được một trăm ba mươi sáu loại dược tài, còn biết một số thủ thuật chế thuốc nắm rõ ba loại trong hai mươi bảy cách châm cứu.

Chàng trí nhớ rất tốt độc qua liền nhớ ngay, lại cộng thêm tính tình chăm chỉ lại tăng tiến rất nhanh, nghe chàng nói vậy ngay cả thần y cũng phải "ồ" lên một tiếng kinh ngạc khen ngợi: công tử quả nhiên là người thông minh, ngắn ngủi thời gian lại đã nắm rõ được cửa ngõ của y sư.

Nói rồi nàng nhẹ vén màn lên để lộ một góc nhỏ, nhẹ đặt lên mặt cầm một trúc thư nói:

Công tử truyền dạy cho ta nhạc phổ, khổ nổi ta lại chẳng có vật quý gì, trúc thư này chính là những điều tâm đắc của ta về y thuật. Ta tin rằng có tử đọc qua sẽ bỏ đi được rất nhiều đường vòng.

Ái Minh vui mừng không tả xiết. "dù nàng không đích thân truyền dạy y thuật cho ta, nhưng lại tặng ta trúc thư có ghi lại tâm đắc của nàng về y thuật, một món bảo vậy quý giá như vậy nàng cũng tặng cho ta, trong lòng nàng có lẽ rất xem trọng ta"

Chàng tiến tới mấy bước xát bên tấm màn khi này chỉ cần chàng nguyện ý nhìn thì có thể trông rõ dung mạo của nàng. Mùi hương nồng nàn kề bên mũi khiến lòng chàng lâng lâng, lòng cố kiềm nén tránh cho ánh mắt loạn nhảy.

Ái Minh sợ mình trong lúc vô tình sinh điều bất lễ, nhận cuốn trúc thư rồi vội lùi lại sau.

Tiên Trúc có ghi: Cửu Thập Cửu Dưỡng Y Thuật.

Ái Minh nào dám thất kính bèn cho vào trong ngực mà cất dấu.

Chàng nhẹ khom người hành lễ nói: đa tạ thần y tỷ tỷ đã ban thưởng, ta sẽ dốc lòng học tập không phụ lòng mong mỏi của nàng.

Thần y đáp: công tử đã quá lời rồi, bây giờ hẳn là không còn việc gì, các hạ có thể bắt đầu được rồi.

Ái Minh Vân dạ rồi lấy ra thanh ngọc sáo của mình, Ôn Nghi được chàng tự tay làm cho một cây sáo bằng trúc, tuy không đẹp mắt nhưng lại rất thích hợp với nàng, cô bé này tuy bị mù nhưng có năng khứu về âm luật, chỉ ngắn ngủi thời gian ba ngày, muội ta đã thổi thành thạo ba câu đầu trong Mai Hoa Cẩm Tú.

Cứ thế thời gian lại bất tri bất giác trôi qua một tuần trời, sáng sớm tràng sẽ chăm chỉ ôn luyện, Cửu Thập Cửu Dưỡng Y Thuật.

Có điều không hiểu một là hỏi thần y tỷ tỷ hai là hỏi lão Huyền.

Lão ta chẳng ngăn cấm chi, việc sắc thuốc châm cứu chuẩn đoán lão đều cho Ái Minh tự làm nên y thuật của chàng lại càng tiến càng nhanh.

Đúng đến giờ ngọ hàng ngày chàng lại dẫn theo Ôn Nghi tìm tới chỗ của thần y tỷ tỷ.

Nhưng đến ngày thứ năm đã chẳng phải là Ái Minh dạy nàng mà chính là nàng ta chỉ điểm chỗ sai cho chàng và Ôn Nghi.

Ái Minh ngồi trong khách điếm ngẫm tính một cái đã tính ra chỉ còn kém bốn ngày nữa là tròn một tháng.

Chàng mở ra trúc thư đọc một lượt, nội dung càng về sau càng khó hiểu, đọc được một hồi thì đầu choáng mắt hoa lăn ra ngủ.

Đến giữ trưa, khi ánh nắng đỏ gay gắt chíu vào mặt mới bừng tỉnh, thấy đã muộn bèn kêu tiểu nhị bê lên một chém trà và một ít điểm tâm, ăn uống xong chàng lại tiếp tục lật sách ra đọc.

Cửu Thập Cửu Dưỡng Y Thuật, chia làm ba phần.

Phần đầu chính nói về chín mươi chín loại bệnh từ bệnh cảm đến các bệnh đầu mùa, mù loà bẩm sinh, trúng độc hạch và lạc thư.

Phần giữa: nói tới sự biến hoá của dược tài, có tới chín mươi chín sự biến hoá khi pha trộn với nhau, ở phần này còn giải thích về thay đổi từ âm Hàn đến liệt hoả, nóng lạnh tính xung khắc của dược tài.

Phần cuối trúc thư thâm ảo hơn cả hai phần trên rất nhiều, nhắc tới một loại phương thức chữa trị vô cùng kỳ lạ, dùng tới tận ba cách chữa trị kết hợp đó chính là trâm cứu, đã mạch, đã mạch rồi lại dẫn được, đan xen nhau, thứ tự tuỳ thời mà biến tuỳ trường mà động.

Ái Minh chỉ đọc được đến đây là cảm thấy từng câu từng chữ mà thần y viết vô cùng cao thâm khó hiểu.

Đôi khi phải mất mấy canh giờ mới có thể hiểu ra một đoạn.

Nào là Tuyết Sâm âm hàn, thuận mạch huyền lộ chạy qua đoàn chung cam giải, trừ các bệnh về phổi, tức ngực.

Nhưng muốn làm cho huyệt đoàn trung cam giải được thông thuận nối lại với nhau lại phải nhờ cách trâm cứu, và đã mạch, để đã thông các điểm tắc nghẽn.

Lại nói tới hai cách trâm cứu và đã mạch, trâm cứu vốn thông dụng hay được sử dụng, đánh sâu vào huyệt đạo, mang lại hiệu quả tức thời.

Về đã mạch lại nhiều cách vị như: sông hơi, giác trù, xoa bóp, rất rất nhiều loại.

Ái minh đọc ước chừng hơn một cánh giờ lại gặp điểm nan giải, hết cách chàng lại tìm tới lão Huyền nhờ lão chỉ điểm.

Chỉ thấy lúc này lão Huyền đang miệt mài đan nón.

Chàng thầm nghĩ: lão tiền bối này không thấy nhàm chán sao, khi nào cũng thấy lão ta làm mỗi một việc này, thật quá kỳ lạ đi.

Quan hệ giữa chàng và người này đã tốt hơn trước rất nhiều, nhưng tính tình lão ta vốn không kiên nhẫn, Ái Minh một ngày không bị lão ta chửi mắng là điều rất chi hiếm lạ.

Chàng chậm dãi bước tới trước người lão Huyền khom người hành lễ nói: tiền bối người khỏe, tiểu bối có việc nhờ tới tiền bối chỉ giáo.

Lão Huyền liếc nhẹ một cái, nói: tìm ta có chuyện gì cứ nói thẳng.

Ái Minh ngập ngừng đáp:

Tiền bối ánh mắt thật sáng, ta thật sự có điều muốn hỏi.

Lão Huyền đáp:

Mắt sáng gì chứ, nhìn bộ dạng ngươi ngập ngừng lần trước cũng như vậy không phải là tới làm phiền ta thì là gì chứ.

Ái Minh nghe lão nói vậy không khỏi cười khổ trong lòng, xấu hổ hồi lâu mới nói:

Tiền bối ta được thần y tỷ tỷ giao cho trúc thư cửu thập cửu dưỡng y thuật. Phần đầu và phần giữa đọc rất dễ hiểu nhưng đến đoạn sau cùng mọi thứ giống như bị đảo tung lên không tài nào hiểu nổi.

Lão Huyền đột nhiên vẻ mặt trở nên kinh ngạc nói ra: ngươi đã hiểu hết hai phần trên rồi hay sao.

Ái Minh khó hiểu đáp:

Tiền bối hai phần trên thật sự rất dễ hiểu chỉ có điều hơi nhiều chữ một chút mà thôi. So với phần hạ một điểm cũng không bằng. Đầu đuôi không nhất mạch, lại nói có lúc nên dùng có lúc lại không nên dùng.

Lão Huyền khi này mới từ từ đặt nón lá trên tay xuống vẻ mặt dường như rất hài lòng liên tục gật đầu với cậu.

Lão bỗng đứng lên, hai tay bắt chéo sau lưng, bộ dáng trầm ngâm nói: phương pháp chữa bệnh vô bờ bến bất định là kẻ tự nhiên, loại dược tài này đối với kẻ ốm yếu lại là tiên dược nhưng đối với kẻ khỏe mạnh đôi khi lại thành thuốc độc.

Ái Minh đáp: tiền bối điều này ta hiểu, chỉ là ví dụ như Sơn Tuyết, có một người kia lao lực quá độ, nhiều năm làm việc trên mỏ than dẫn tới  đoạn mạch và cam mạch bị tắc nghẽn.

Hai huyệt này lại cùng một mạch chủ. Tại sao lại không thể cùng lúc dùng trâm đã thông sau đó rót tuyết sơn vào.

Lão Huyền hơi suy tính lát sau mới trả lời: lý thường sẽ cho là lời ngươi nói chí phải, nhưng ngươi đã quên câu tuyết sơn ý lạnh, đoạn mạch và cam mạch tuy cùng mạch chủ, một lại hướng lên một lại hướng xuống, đoạn mạch có thể trực tiếp

trâm cứu để đã thông dẫn tuyết sâm vào nhưng cam mạch lại nối tới tim nếu ngươi sử dụng chẳng lẻ là muốn tuyết sơn đóng băng tâm mạch của kẻ đó.

Tân mạch đậm tuy chậm một nhịp tuy chỉ là sai sót nhỏ nhưng đã khó cứu vạn phần.

Ái Minh nghe tới đây vui sướng mà reo lên, ánh mắt chàng nhìn thẳng cuối đầu cảm tạ lão Huyền: cảm tạ tiền bối đã chỉ điểm, sau chàng ngẩng đầu lên chợt nghĩ tới một chuyện lại buột miệng hỏi:

Tiền bối nếu y thuật đã giỏi như vậy tại sao không giúp thần y sẽ chia cực nhọc. Lời nói vừa ra khỏi miệng mới ngỡ là mình đã thất kính.

Vội hành lễ tạ tội: tiền bối thứ lỗi, tiểu bối đã nhiều chuyện rồi.

Lão Huyền khuân mặt vẫn như thường, lão thở dài nói: y thuật của ta tuy không tệ nhưng ngươi thử nhìn bàn tay này của ta.

Lão đưa cách tay phải lên trước mặt chàng, Ái Minh thường ngày thấy lão là rụt rè nào có quan sát kỹ, nay thấy bàn tay của lão được che đậy bởi một chiếc bao tay, đến cả ngón tay cũng không có loài ra bên ngoài.

Lão dùng tay trái nhẹ lôi bao tay phải, để lộ ra bàn tay chẳng khác nào tử thi.

Ái Minh chứng kiến cảnh này cũng phải thất kinh, lùi lại sau một bước.

Vết tím bầm chảy dài từ cánh tay xuống tới ngón tay,  phía trên dường như còn có mủ trắng trực chờ chào ra, chàng không biết tại sao người mang một bàn tay kinh khủng như vậy lại có thể sống tới tận bây giờ.

Lão Huyền nhìn sắc mặt xám lạnh của chàng cười nói: ngươi có vẻ như rất hoảng sợ, bàn tay này của ta dính độc đã lâu, thành thử mới trở thành như vậy.

Mỗi ngày đều đặn ta đều sẽ cho thuốc vào trong lớp bao tay để cố cầm cự, mặc dù cảm giác không dễ chịu gì nhưng so với chặt mất cánh tay này thì dễ chịu hơn nhiều.

Ái Minh kinh ngạc vẫn còn chưa phục hồi lắp bắp hỏi: người nào khiến tiền bối ra nông nổi như vậy.

Lão Huyền đằng hắng một tiếng không trả lời câu hỏi đó: tiểu tử về trúc thư còn điều gì khó nói cần ta giải thích hay không?

Chàng mãi sau mới bình phục lại tâm tình cũng chẳng dám nhắc lại chuyện vừa rồi, lấy những chuyện khó hiểu về trúc thư nói ra.

Sau hai canh giờ, lão Huyền dường như đã mệt mỏi nhẹ nói: được rồi hôm nay học tới đây thôi, ngươi máu tới chỗ thần y đi thôi.

Ái Minh cũng chẳng thể ngờ được hôm nay lại có thể ngồi với lão tới hai canh giờ.

Thoáng chốc bốn ngày thời gian đã trôi qua, từ ngày chàng đặt chân lên cốc đã tròn một tháng.

Tiểu cô nương Ôn Nghi giờ khắc này cũng đã thổi thành thạo khúc Mai Hoa Cẩm Tú. Đó là do Ái Minh còn cố ý kéo dài thời gian.

Về phía chàng, y thuật tinh tiến khá nhanh, Huyền lão tính tình tuy có chút cổ quái, nhưng biết gì sẽ chỉ đó chẳng hề dấu diếm mảy may.

...

Lão Huyền chặn lại bước chân vội vả của chàng mà nói: tiểu tử, y thuật ngày càng không tệ, ta đưa mấy ca bệnh khó tới cho ngươi đây.

Ái Minh chỉ thấy sau lưng lão có tới bốn người ánh mắt mong mỏi chờ đợi, một người khắp mình là lông lá, bộ dáng chẳng khác nào một con tinh tinh.

Bên cạnh là một lão nông, chân trái của lão sưng to, khác nào chân voi. Phải dựa vào người đại Hán bên cạnh mới có thể đứng nổi.

Đại hán nhìn vẻ bề ngoài không có gì khác lạ, nhưng khi nhìn kỹ, thì lại thấy gã không ngừng rụi rụi lỗ tai, mỗi lần rụi lại có dịch màu vàng chảy ra bốc lên mùi hôi thối vô cùng.

Người còn lại trên mặt nổi đầy mụn nhọt, có cái lớn như cái bát tô che lấp cả một bên mắt và lỗ mũi.

Lão Huyền tủm tỉm cười nói: thế nào chữa được hay không?

Ái Minh đi qua đi lại mấy người vài vòng, tay đặt lên cằm ngẫm nghĩ, ước chừng sau thời gian uống cạn một chén trà, đôi mắt chàng chợt vụt sáng.

Chàng đi về phía kẻ khắp người là lông lá nói: thú bệnh, nhìn dáng vẻ khó chữa nhưng không phải, do ăn thai khỉ biến dị mà nhiễm độc, chữa trị vô cùng đơn giản.

Nói rồi chàng đun sôi một bát nước ấm, lại bỏ vào đó bột hoàng kỳ, lá ngổ quế. Sau liền thả ngân trâm vào bên trong.

Sau hồi lâu khi ngân trâm đã chuyển thành ánh đỏ liền phong bế một trăm lẻ tám đại huyệt trên người của kẽ đó. Lại chuẩn bị một vạc dầu lớn.

Người lông lá này có lớn hơn chàng một cái đầu vậy mà chàng chỉ dùng một tay đã nhẹ nhàng nhấc bỗng gã thả vào vạc dầu.

Chàng nói lớn: ngươi cứ bình tĩnh ta chỉ phơi ngươi dưới ánh nắng để chữa bệnh cho ngươi mà thôi.

Chẳng mấy chốc dưới ánh nắng của mặt trời, dầu trong vạc bắt đầu lăn tăn lên kèm theo đó là một làn khói đen, kẻ lông lá kia không rên lấy một tiếng ngược lại cả người cảm thấy thư sướng vô cùng.

Ước chừng qua một canh giờ Ái Mình liền kéo gã ra khỏi vạc dầu, lông lá lúc này trên người gã rơi rụng không ít. Để lộ từng mảng da trắng.

Đặc biệt là ba người còn lại, thấy chàng trẻ tuổi sợ rằng y thuật chẳng cao minh gì, vừa mới chứng kiến một màn vừa rồi thì trong lòng vui sướng không thôi.

Lại nghe Ái Minh nói: mỗi ngày một lần chỉ sau năm lần liền chữa khỏi.

Nói dứt lời chàng chậm rãi tiến tới chỗ của lão nông,

Ái Minh chạm nhẹ vào lần vào cái chân sưng to của lão ta, đoán biết đúng như mình sở liệu không khỏi nhếch miệng cười.

Còn lão nông bị chàng chạm vào chỗ sưng, đau đến muốn chảy hết nước mắt. Thiếu điều kêu cha gọi mẹ.

Lão Huyền một bên cười như không cười hỏi:

ngươi tính chữa trị cho lão như thế nào?

Ái Minh cười đáp: bệnh gãy xương gãy tay chính là thường tình, chỉ trách lão để bệnh quá lâu về sau lại đắp sai thuốc nên mới sưng lớn đến như vậy.

Lão nông vừa nghe chàng nói đến đây liền phản bác: công tử à, ta dùng chính là lá ngân câu, ai trong vùng bị gãy tay gãy chân đều dùng nó để đắp, công tử xem lại có phải đã nhầm rồi hay chăng ?

Ái Minh nghe vậy cười đáp: lá Ngân câu, gân trắng, lá mỏng, mép lá có nhiều răng cưa, phiến lá ánh lên màu bạch ngân, lông tơ cong khác lạ nên mới được gọi là ngân câu. Chắc hẳn lá ngân câu mà lão đắp lên chân, không hề ánh lên màu bạch ngân lại không có lông tơ, có phải vậy chăng?

Lão nông ấp úng đáp: chuyện này... chuyện này... dường như rất giống lời của công tử.

Ái Minh cười đáp: lão ơi lão đó không phải là ngân câu đâu mà chỉ là lá bồ ngâu. Khi lão bị gãy chân để quá lâu thành thử sưng tấy sinh ra mủ.

Lá bồ ngâu tuy không có độc nhưng lại chứa nhiều nhựa, đắp lâu ngày khiến vết thương không lành sinh ra nhiễm trùng tích chứa càng ngày càng nặng mới dẫn đến như vậy.

Bạn đang đọc NHẤT MỘNG VƯƠNG sáng tác bởi VuHuongAnh
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi VuHuongAnh
Thời gian

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.