Lời Đầu
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống con người phải học cách trồng trọt,phải biết đùm bọc lẩn nhau. Và họ phải vật lộn với loài ma quỷ rồi đến thú giữ,sấm động, gió dữ mưa to, thiên tai nhân hoạ, thương vong vô số, lũ lụt khắp nơi,muống giữ cái mạng mình họ phải phấn đấu chống lại. Cũng từ đó con người phải có những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (1). Ngoài những triếc lý khoa học họ còn đem vào cho mình những tín ngưỡng như
1.) Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.Sấm chớp,gió,mưa...
2.) Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất, Tiên-Rồng, ông đồng-bà đồng.v.vv...
3.) Đề cao phụ nữ: thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ (Bà Trời-Đất-Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp)...
4.) Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần.
Với những tín ngưỡng trên con người đã nghĩ đến thờ Thờ Tam phủ,Tứ phủ (2).
Với những tín ngưỡng trên con người càng ngày càng phổ biến hơn họ nghĩ đến thờ các con vật hiền lành hơn như trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng,Kỳ Lân,Quy. Rồi đến thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau.
Với đầu óc sáng xuốt con người cũng phân biệt được không ai sẻ sống mãi. Ai cũng có số mạng,sống chết do trời định,không ai có thể kiểm soát được. Nói đến cái chết ai cũng nghĩ đến âm tàu địa phủ rồi họ nảy ra cái thuyết trường sinh bất tử. Thế là họ bắt đầu đi tìm cái triết lý trường sinh,cả mấy ngàn đời cũng chưa tìm ra. Nhưng có người nói chỉ cần ăn uống,hoạc động từ thiện,tu tâm dưỡng tánh sẻ sống được lâu. Nhưng đó chỉ giả thuyết,cho dù giả thuyết cũng có người làm được tuy họ không phải sống lâu nhưng cũng duy trì đến cái tuổi 100 hoặc hơn. Nhưng cũng có nhiều vị tu hành đắc đạo cao thâm, truyền thuyết kể họ đã sống lâu hàng ngàn năm không chết. Người đời cho rằng vậy là đắc đạo thành tiên, nên càng ngày càng có thêm nhiều người lao vào con đường tu chân luyện đạo.
Đại Việt một đất nước nhỏ bé nhưng có những khí chất của con người,họ là những người biết sống theo sĩ khí,biết tôn trọng,biết sả thân vì nước. Ngoài ra Từ Bắc đến Nam,từ Đông đến Tây điều có đồi núi,sông,rừng rậm thú giữ,và những loài man dị ặn thịt sống,cũng có những loài thú lạ như rắn ba đầu, voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao,Hổ tinh,Hồ ly chín đuôi,Gà Tinh đây là những loài thời xa xưa còn sót lại ở trần gian. Chúng luôn quấy rối phá loài người,làm ai cũng sợ tránh xa những loài nguy hiểm đó. Ngoài ra đất nước Đại Việt cũng có những thành uy nghi,tráng lệ như Thăng Long,một thành được mô tả của xứ sở rồng hay Môn Quan còn vang tiếng oai hùng; có cửa biển Bạch Đằng với bãi cọc lim trơ gan cùng tuế nguyệt bao phen làm thuyền giặc khiếp đảm kinh hồn. Hoặc là Hạ Long Bay nơi chín con rồng hạ phàm,những mõm núi chập chùng như chín con rồng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó.Cổ Loa, Sóc SơnTam Đảo,Mê Linh,Phong Châu lại trở thành khu trung lập, bởi đây là trung tâm của đồng bằng sông Hồng, cái nôi nền văn minh lúa nước của người Đại Việt. Ở đây có sông Hồng với non xanh Tản Viên, núi biếc Tam Đảo,những ngọn núi thiêng chầu về. Đó là những chứng nhân cho bao diễn biến lịch sử hào hùng của tộc người Đại Việt từ buổi đầu gầy dựng và bảo vệ làng nước. Cũng có nơi tưng vang danh uy lừng như Quỷ Môn Quan,cũng có nhưng nơi hẻo lánh nơi miền núi xa xâm như Quan Hóa hay Vân Đôn. Tuy đó là nhưng ngao du tứ hải,nhưng đất nước Đại Việt cũng không tránh nổi giặc cướp,những vùng xa hẻo lánh như vậy rất khó kiểm soát thường gây ra biến loạn,chúng trọn những địa thế hiểm trở,làm khó làm dể triều đình,chúng lại có sự giúp sức của các pháp sư với phép thuật ma quái để náu thân.
Bây giờ loài người lại phải đấu lẩn nhau tranh dành quyền lợi. Giàu ức hiếp nghèo,kẻ thèm than quan ô lại,người thì làm nô bộc,có kẻ phải bán thân vì quá nghèo hay con cái của mình đi làm công ở đợ. Tà đấu với Chính,ma quái lộng hành khấp nơi,mưa to gió lơn,lũ lụt thiên tai chết chóc khấp nơi làm con người phải đau khổ. Cái gì là Chính và cái gì là Tà ? Con người sống để làm gì ? Đó là câu hỏi mà ai cũng tự mình đặc ra.
Chú thích: 1.) phồn = nhiều, thực = nảy nở
2.) Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần. Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ.Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp.
Đăng bởi | quetoiirving |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt đọc | 55 |