Hầu Tử bái sư
Mưa ở cái nơi này một khi đổ xuống là cứ liên miên mãi, mưa suốt một ngày, tuy giảm bớt nhiều nhưng cứ rả rích mãi không chịu ngớt, rất là đáng ghét, không thống khoái xả ra một hồi đi, như chốc lại ào một cái, lát lại ào một cái như đái rắt là sao?
Vân gia vẫn rất bận rộn, nhất là Hầu Tử và Hàm Ngư, bọn chúng rất thích công việc phơi thịt trâu, thời gian trước cứ khi nào Tịch Nhục không để ý là nhón thịt trâu ăn vụng mãi, bây giờ thì thôi rồi, dù thi thoảng ăn một miếng cũng là kiểm tra thịt trâu có khô hay chưa.
Hàm Ngưu bê một cái bát to ngồi dưới lán ăn cơm một mình, tới lượt hắn trông phòng sấy, chẳng cần làm gì, thi thoảng ném ít củi vào lò lửa phía dưới là được.
- Không được chạy, ăn hết tim trâu mới được ra ngoài, còn chạy đánh gãy răng. Một phụ nhân kéo xềnh xệch con mình về nhà, vừa đi qua vừa mắng.
Vân gia rất nhiều lòng trâu, nhiều tới ăn không xuể, nên học sinh của Vân Tranh hưởng lợi, nhưng bất kể thay đổi cách chế biến ra sao, ăn nhiều quá rồi, giờ bọn chúng thà ăn rau còn hơn là ăn lòng trâu.
Bát cơm của Hàm Ngưu cực to, thức ăn trong bát cũng vô cùng phong phú, nhưng hắn chưa bao giờ nghĩ tới một ngày mình coi ăn thịt thành chuyện khổ sai, nhìn đống lòng trâu chất cao ngất, nhắm mắt lại ăn như nuốt chửng.
Thời tiết này rất thích hợp ngâm chàm, hiện giờ Đậu Sa trại dùng rất nhiều chàm, cho nên mua về những cái chum lớn chuyên dụng.
Mùa mưa là thời gian đám phụ nhân bận rộn, đem từng bó tơ trải thẳng theo một hướng, để ở trong nhà cho nó hấp thụ ít hơi ẩm, sau đó nhanh chóng thu lại, đặt trên máy dệt, bắt đầu dệt lụa.
Cả trại suốt ngày vang lên tiếng cành cạch, Tịch Nhục cũng ở nhà vất vả dệt lụa, dù lụa nàng dệt chẳng tốt lắm, nhưng Vân Đại và Vân Nhị không hề chê, mỗi người làm bộ áo ngủ bằng lụa, cực kỳ hài lòng.
Nhà trúc giờ không vào được nữa vì Tiếu Lâm bị mưa lớn trong rừng đuổi ra rồi, giờ một mình ở trong nhà trúc ngáy khò khò, trừ giải quyết vấn đề sinh lý và ăn uống thì ông ta không rời nhà nửa bước, lúc nào Vân Tranh đi ngang qua cũng nghe thấy tiếng ngáy.
Cuộc sống nơi hoang dã vô cùng vất vả, huống hồ lão đạo đi liền một lèo hai tháng, đúng là cần một quãng thời gian nghỉ ngơi đơn thuần, có vẻ như mình có chút hiểu lầm với lão đạo và hòa thượng béo rồi, luận tới nhiệt tình và trách nhiệm, họ là những nhân vật hàng đầu ở Đậu Sa huyện.
Những người như vậy ở bất kỳ thời đại nào cũng cần được tôn kính, vì bọn họ là đại biểu cho lương tri của cả xã hội, Vân Tranh không ngại tự mình vào bếp để cơm của lão đạo ngon hơn một chút.
Lão đạo gắp được trong cháo một lát nhân sâm mỏng, nhìn qua rồi ném vào mồm, cầm bát cháo nóng lên húp sùm sụp một lát hết veo, sau đó lên giường trúc, tính ngủ tiếp.
Tịch Nhục đi vào đem chăn đệm đã bị ẩm của lão đạo đi, lại ôm một bộ khác vào, lão đạo vỗ đầu tỏ ý khen ngợi, lát sau ngáy khò khò.
- Cái lão đó liệu có ngủ tới chết luôn không? Vân Nhị phụng phịu xúc thìa cháo lớn cho vào mồm, vừa rồi muốn thử cháo nhân sâm bị từ chối, trước kia món gì ngon nhất trong nhà đều là của mình, giờ có thâm người cạnh tranh làm nó không hài lòng:
- Người ta một mình ở trong núi hai tháng trời, không chỉ dãi nắng dầm sương, còn đề phòng cường đạo, đề phòng thú dữ, ăn uống kham khổ, đệ mới sống trong rừng có bốn ngày nên chưa biết hết đâu. Hơn nữa thương đội nhà ta có thể thuận lợi đi qua Nguyên Sơn là nhờ sự uy hiếp của ông ta, ông ta đem oán cừu của người vô tội chết ở Đậu Sa quan gánh trên vai, người như vậy cơ bản đã đủ phẩm chất của thánh nhân, về sau đệ nên tôn trọng một chút, đừng có nói linh tinh. Vân Tranh húp cháo trắng, thi thoảng gặp ít dưa muối, tiếc là thiếu lạc, nếu không thì tuyệt vời rồi, y là người thích ăn ngon, không phải thích ăn sang, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:
- Vân Đại, huynh cũng thế mà, những người chết ở Đậu Sa quan có liên quan gì tới huynh đâu.
Vân Tranh dừng đũa, nghĩ một lúc nghiêm túc đáp: - Không phải, vì ta không có thứ tình cảm thương người trách trời thuần túy như ông ấy, ta mang quá nhiều quá tính toán, ta làm việc tốt có lẽ vì thấy nên làm nhiều hơn, tôn kính người như Tiếu Lâm không có hại gì.
Vân Nhị ăn xong bát cháo, cười nhe răng: - Huynh phải phấn chấn lên, lý tưởng của đệ là được làm một tên hoàn khố, huynh có thành đạt, đệ mới có vốn liếng tung hoành trên đường phố Biện Kinh, huynh kiếm tiền, đệ tiêu tiền, nhưng giao hẹn trước, Tịch Nhục là của đệ.
Nói xong đi tìm Tịch Nhục, Vân Tranh phiền não lắc đầu, cái thằng nhóc thiếu tình cảm của mẹ này rất thích Tịch Nhục, có điều không sao, kệ nó, đợi nó lớn lên rồi có lẽ sẽ có nhận thức khác.
Đầu óc phiền loạn, đọc sách là giải pháp tốt, Vân Tranh cầm sách Trung Dung lên đọc lớn:
- Trình tử nói rằng: không lệch gọi là trung, không thay đổi gọi là dung; trung là đường chính trong thiên hạ, dung là lẽ nhất định trong thiên hạ. Thiên này là tâm pháp của học trò đức Khổng nghe thầy dạy mà truyền lại. Thầy Tử Tư sợ lâu ngày sai đi, nên chép vào sách mà truyền cho thầy Mạnh tử. Sách này bắt đầu nói về một lẽ, tờ giữa tản ra làm muôn việc, sau cùng hợp lại một lẽ, rải ra thì nó đầy cả sáu " hợp", cuốn lại thì nó trở về dấu vào nơi kín, ý vị nó không cùng mà đầu là điều thực học. Kẻ khéo đọc ngẫm nghĩ tìm mà hiểu được, thì dùng trọn đời cũng không hết vậy.
Chỉ cần Vân Tranh bắt đầu đọc sách thì ngay cả tiếng dệt vải cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, đám trẻ con tự giác cầm sách của mình đọc, cha mẹ chúng vô cùng hài lòng, còn nếu học tộc trưởng hát dâm từ loạn khúc của thì bị bàn tay lớn đầy vết chai tát cho lệch mặt, mỗi khi tới giờ đọc sách, cả núi rừng như đều đọc theo.
Hàm Ngư ngáp dài, tiếng đọc sách làm hắn buồn ngủ, Hầu Tử thì hâm mộ vô cùng, hắn từ nhỏ thông minh, toàn bộ câu chuyện Hoàng tiên sinh kể đều ghi nhớ nằm lòng, cái gì mà Bàn Cổ khai thiên, Bá vương biệt cơ đều nhớ, nhưng hắn không biết chữ, trước kia xin Hoàng tiên sinh học chữ, bị người ta cười nhạo:" Cứ làm một tên trộm không mất ngón chân ngón tay là đủ rồi, đừng xỉ nhục văn tự."
Biết thân phận mình thấp kém, không xứng học chữ, khi hắn lẩm bẩm đọc theo Vân Tranh thứ văn chương mà hắn căn bản không hiểu có ý tứ gì, không phát hiện ra Vân Nhị đang cười híp mắt nhìn mình, còn chảy nước dãi.
- Hầu Tử, ngươi muốn đọc sách, vì sao không hỏi ta?
Vân Nhị bất thình lình lên tiếng làm Hầu Tử đỏ mặt vì bị nhìn thấy tâm sự.
- Ngươi cũng biết đấy, trong cái trại này học vấn của ta chỉ thua Vân Đại, nếu ngươi muốn học thì bái ta làm thầy, ta sẽ dạy ngươi. Vân Đại tuy giỏi hơn ta, nhưng ngươi thấy rồi, huynh ấy ba ngày dẫn lũ nhóc đi đánh cá, năm ngày đi chơi, khi nào mới thành tài nổi, ngươi theo ta học sẽ nhanh hơn.
Hầu Tử biết Vân Nhị học vấn rất cao, cũng biết nó thông minh thiên bẩm, hắn không dám xin Vân Đại dạy chữ, vì chữ nghĩa là thứ cao quý, cho nên muốn học chứ, phải học của Vân Nhị, thế nên không chút chậm trễ, quỳ xuống dập đầu luôn chục cái, Hoàng tiên sinh nói lạy cha mẹ ba, lạy trời đất bảy, lạy sư phụ chín gì đó, nó không nhớ, nhưng tóm lại lạy nhiều là tốt, hô to: - Tiên sinh.
- Ha ha tốt, ta nhận ngươi làm học sinh đầu tiên của ta, nhưng ở nhà gọi ta là thiếu gia được rồi.
Vân Nhị xoa đầu Hầu Tử cười híp mắt, Hàm Ngưu đứng bên cạnh nhìn thấy rùng mình, hắn nghĩ Hầu Tử chắc chắn sẽ không học được cái gì hay ho.
Cho tới vài năm sau Vân Đại mới phát hiện Vân Nhị dạy Hầu Tử một đống chữ hiện đại, Hầu Tử viết thư trừ mình và Vân Nhị đọc được ra thì người khác không đọc nổi, thế là Hầu Tử tốn thêm ba năm thống khổ học lại, đó là chuyện sau này rồi...
Đăng bởi | Anibus |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Lượt thích | 2 |
Lượt đọc | 476 |