Biên Giới Phía Bắc
Sau khi nước Giang biến mất, hiện tại vùng giao tranh chỉ còn lại vùng biên giới phía bắc nước Lương cũng đồng thời là vùng phía nam nước Thịnh. Khu vực này hiện tại là khu vực duy nhất có ít người sinh sống trên toàn bộ vùng đất của người Hạ. Tính từ khu vực tiếp giáp thì bán kính 100 dặm về mỗi bên không có bất cứ một người dân nào.
Trong bán kinh 200 dặm chỉ có những làng nhỏ của người di dân, thường không phải là khu định cư cố định. Phải cách biên giới đến 300 dặm thì mới có cách thành trì của cả hai bên được xây dựng lên. Hiện tại phía Bắc nước Lương đã hình thành một mạng lưới thành trì bảo vệ. Mỗi một thành này thường chứa khoảng 1000 đến 2000 quân canh phòng biên giới. Quân sỹ ở đây đều là quân địa phương chỉ có nhiệm vụ cảnh báo khi quân Thịnh xuất hiện. Còn lực lượng quân chính quy vẫn đóng tại đại doanh chính cách biên giới 500 dặm.
Còn với khu vực phía đông thì lực lượng của Lạc Lâm doanh đong trực tiếp tại vùng biên giới luôn nhằm chắc chắn việc không có bất cứ tàu thuyền nào có thể đi vào trong nước Thịnh từ các cửa sông. Nước Lương cần phải đản bảo chắc chắn nước Thịnh sẽ không có bất cứ nguồn cung cấp muối nào khác. Cũng vì thế mà quân sỹ ở phía đông biên giới có cuộc sống khó khăn hơn vào mùa đông khi không có thành trì bảo vệ.
Đổi lại thì khu vực phía đông dễ dàng tiếp tế hơn khi mọi thứ từ kho ở Bắc Lưu Cảng có thể đến khu vực đóng quân chỉ sau 2 ngày. Còn phía tây thì từ Lạc Thành đi lên có những lúc phải mất cả 7 10 ngày thì mới có thể hoàn tất việc tiếp tế cho các thành trì ở xa. Mùa đông những thành trì này luôn phải tự chủ động tích trữ lương thực.
Năm nay chính sách đã thay đổi một chút khi Lương Triều Dương điều chỉnh việc tiếp tế, Hắc Long Quân sẽ tận dụng đợt huấn luyện mùa đông của họ để mang thêm đồ tiếp tế cho các thành trì phía bắc. Càng đi lên phía bắc thì thời tiết sẽ càng lạnh hơn cho nên cũng chỉ có những con Thiết Mã khoẻ mạnh nhất mới có thể thồ hàng vào thời tiết này. Việc tiếp tế được duy trì vào mùa đông làm cho quân Lương có sự chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc giao tranh nhỏ giữa quân phòng thủ 2 nước.
Cả hai bên luôn tìm cách chủ động trong những trận giao tranh nhỏ lẻ này, thứ nhất để làm tiêu hao lực lượng canh phòng của đối thủ, thứ hai để thăm dò thử xem có một lực lượng lớn sẵn sàng ở gần biên giới hay không. Mùa đông năm nay quân Thịnh nhanh chóng phát hiện ra quân Lương mạnh hơn hẳn. Không chỉ ở sức chiến đấu mà còn ở số lượng.
Thực tế thì quân Lương vẫn chỉ có khoảng 10 vạn người ở biên giới phía bắc. Còn phần lớn lực lượng thì vẫn ở phía nam. Chỉ là lực lượng người Lạc hiện tại khôi phục khá nhanh cùng với quyết tâm chiến đấu của họ cho nên quân Thịnh mới có cảm giác sai này. Việc này làm cho nước Thịnh cũng phải chuẩn bị sẵn một lực lượng ở phía sau đội quân phòng thủ biên giới để đề phòng.
Việc nước Lương tấn công vào mùa đông hay thậm chí là thời gian tết là việc đã từng xảy ra không chỉ một lần. Nước Giang cũng vì không lường trước được việc này mà mới diệt vong, nước Thịnh không định đi vào xết xe đổ đó cho nên lực lượng của họ ở biên giới phía nam bây giờ còn mạnh hơn cả đội quân phòng thủ hai cửa ải phía bắc.
Theo tin tình báo từ nước Lương thì hiện tại tổng quân số ở phía nam nước Thịnh thường trực đã có 20 vạn người. Khi cần thiết sẽ lập tức tăng lên thành 30 vạn. Chỉ còn lại khoảng 8 vạn quân trấn thủ ơ 2 cửa ai phía bắc. Quân số này của nước Thịnh là đông gần bằng tổng quân số của cả nước Lương. Cũng có nghĩa là nếu nước Lương muốn đánh nhau với nước Thịnh ở thời điểm hiện tại thì sẽ phải dốc hết vốn liếng.
Lương Triều Dương cũng như Lương An hiểu được bây giờ chưa phải lúc để cho nước Lương tấn công nước Thịnh cho nên chỉ tập trung vào việc giữ bình ổn vùng biên giới. Cùng với việc tăng thêm lực lượng của nước Lương. Muốn đánh nhau ít nhất cũng phải chờ đến lúc có thể tuyển quân ở vùng phía đông đã. Tức là ít nhất cần thêm 2 năm nữa khi mà tuyển quân xong cũng cần huấn luyện một năm. Trong 2 năm này lực lượng hiện tại của quân Lương còn không được phép sứt mẻ đi.
Cũng vì thế mà để đản bảo không có việc bất ngờ Hắc Long Quân đã được điều lên thẳng phía bắc. Họ hiện tại là đội quân chủ lực của nước Lương và đóng sát vùng biên giới. Lương Triều Dương đã nhờ Lương Minh Nguyệt tiêu diệt bất cứ đội quân nào của nước Thịnh quấy phá biên giới nước Lương trong thời gian 2 năm sắp tới. Làm sao để những đội quân khác không cần hỗ trợ là tốt nhất. Hiện tại Hắc Long Quân đã có quân số đến 5 vạn người. Với sức mạnh hiện tại thì họ có thể làm được công việc khó khăn này.
Lương Minh Nguyệt được em trai nhờ cậy tất nhiên không dám trễ nải. Hắc Long Quân chia ra thành từng đội 1000 người chột chặn tại tất cả các khu vực mà nước Thịnh có thể xâm nhập được. Khi có biến thì từng đội sẽ tác chiến trước rồi đội chủ lực do Lương Minh Nguyệt chỉ huy sẽ tiếp ứng sau.
Mùa xuân năm Thái Bình thứ 22, nước Thịnh hoàn toàn không thể nắm được tin tình báo quân sự ở biên giới nước Lương nữa khi tất cả đội quân thăm dò của họ đều bị Hắc Long Quân tiêu diệt hoàn toàn. Một người cũng không thể sống sót trở về. Cách đánh này rất giống với lúc Diệp Tinh Hà chỉ huy nên quân Thịnh đánh giá rằng Diệp Tinh Hà tự mình bảo vệ biên giới.
Hai lần tình báo sai lệch liên tiếp này làm cho nước Thịnh càng rối hơn ở biên giới phía nam. Diệp Tinh Hà đến thì rõ ràng là chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn cho nên toàn bộ quân phòng bị của nước Thịnh đều được đẩy lên sát biên giới, thế nhưng đổi lại chỉ là một vùng trống không khi mà Hắc Long Quân không hề chủ động tiến sang bên kia biên giới.
Nước Thịnh lúc này buộc phải cử Vũ Văn đến để chỉ huy quân phía nam. Vũ Văn là người giỏi cả đánh nhau lẫn chỉ huy cho nên đã nhanh chóng nhận ra được vấn đề. Quân Thịnh sau đó đã rút khỏi biên giới quay lại khu vực đóng quân ban đầu của họ. Vũ Văn cũng không cử quân đi thăm dò mà mỗi khi làm việc này đều là tự mình làm. Có Lĩnh Vực chỉ huy bên nước Thịnh cho nên Lương Minh Nguyệt cũng phải lộ diện. Từ đây mà Vũ Văn hiểu được chính xác tình hình ở biên giới phía nam nước Thịnh tức là phía bắc nước Lương.
- "Bẩm bệ hạ, nước Lương để cho Hắc Long Quân phòng thủ biên giới, có nghĩa là họ chưa muốn đánh ngay với chúng ta. Chúng ta có thể chủ động tấn công để mài mòn lực lượng của nước Lương. Tuy nhiên nếu làm như vậy cần huy động một lực lượng lớn. Mong bệ hạ xem xét".
Vua Hưng Nghiệp nhận được tin cấp báo về thì lập tức mở cuộc họp để bàn bạc đối sách. Chính sách đối với nước Lương từ trước cho đến năm ngoái của nước Thịnh là tấn công tiêu hao lực lượng. Không cho nước Lương thời gian để tăng cường lực lượng để chủ động tấn công nước Thịnh. Kể từ lúc nước Lương diệt được nước Giang thì chính xách này tạm thời dừng lại để tính toán.
Hiện nay thời gian đã gần một năm, nước Thịnh cần phải đưa ra quyết định trước khi nước Lương dần trở nên mạnh hơn. Trở ngại lớn nhất với việc xuất binh của nước Thịnh vẫn là số lượng Lĩnh Vực không đủ. 6 Lĩnh Vực của nước Thịnh không thể đánh lại 9 Lĩnh Vực của nước Lương. Kể cả khi họ nhận được tin 2 Lĩnh Vực của nước Lương là Mục Vân và Chu Hùng thống lĩnh đều đã bước vào giai đoạn xuống sức. Lương An thời gian này cũng có giấu hiệu sức khoẻ đi xuống.
Trong trường hợp có lợi nhất cho nước Thịnh thì cũng là 6 đánh 6. Mà con Ứng Long kia cùng với Diệp Tinh Hà đều không có lời giải, muốn thắng được trừ khi nước Thịnh có được một ai đó có sức chiến đấu tăng trưởng đột biến. Mà việc này thì chắc chắn sẽ không thể xảy ra.
Vua Hưng Nghiệp vì thế quyết định không điều quân đi mà chỉ tập trung phòng ngự. Diện tích của nước Thịnh vẫn đủ lớn để tăng trưởng tiềm lực, khu vực phía bắc cũng đang được tăng cường thêm các thành trì cũng như kho dự trữ để dành cho trường hợp xấu nhất là thành Thịnh Kinh thất thủ thì có thể rút về khu vực này để chiến đấu tiếp được.
Đã tính đến cả bước này thì cho thấy vua Hưng Nghiệp là một người thận trọng và có một kế hoạc rõ ràng cho nước Thịnh trong thời gian tới. Sau khi nhận được thư trả lời của vua Hưng Nghiệp thì Vũ Văn cũng bắt đầu tăng cường thêm hệ thống phòng thủ vốn đã rất vững của nước Thịnh.
20 vạn quân Thịnh chia thành 3 lớp với lớp ở giữa là đội quân chủ lực do Vũ Văn trực tiếp chỉ huy. Họ đóng quân ở khu vực tập trung như cũ sau lớp đầu tiên là các thành trì bảo vệ biên giới đã được cung cấp thêm quân. Hai lớp này cách nhau chỉ 50 dặm. Bất cứ khi nào có chiến sự xảy ra thì 2 lớp sẽ thành 1. Lớp cuối cùng là 5 vạn quân dự bị cùng với bảo vệ các kho tàng của quân miền nam nước Thịnh. Lương thảo, trang bị của họ đều được cất ở lớp thứ 3 này. Nếu như cả hai lớp trước bị đánh bại thì 5 vạn quân này sẽ huỷ hết các kho dự trữ này đi rồi rút lui. Như vậy nước Lương có tiến đến khu vực này cũng không thu được gì.
Cả hai bên đều muốn giữ vững sự ổn định trong thời gian này. Một bên thì muốn tăng trưởng nhanh nhất có thể còn một bên thì tận dụng thời gian để xây dựng mọi phương án ứng phó với tất cả những tình huống có thể xảy ra.
Thật ra vua Hưng Nghiệp cũng muốn thử xem Lương Triều Dương có thể điều hành được tình hình đất nước hay không. Nếu Lương Triều Dương tự gây chuyện, rồi làm cho nước Lương loạn lên thì nước Thịnh có thể nắm bắt thời cơ mà nam tiến ngay lập tức. Chỉ là với tin tức nhận về thì có vẻ như Lương Triều Dương đang làm tốt hơn so với những gì vua Hưng Nghiệp dự đoán.
Tình hình nước Lương không chỉ ổn định mà đời sống của người ngheo còn được cải thiện hơn. Quốc lực của nước Lương cũng vì thế mà phục hồi nhanh chóng hơn. Quốc lực phục hồi xong thì sẽ đến lượt quân đội nước Lương hồi phục. Nếu không vì trận chiến thành Giang Đô quá mức khốc liệt thì hiện tại nước Lương đã có thể mở chiến dịch đầu tiên đánh vào nước Thịnh rồi.
Lương Triều Dương cũng không định đợi lâu như thế khi quân Lương ở phía đông đã sớm nhận được chiếu chỉ về việc sẵn sàng chiến đấu khi mà họ có thể sẽ được điều đi để tấn công vùng lãnh thổ phía đông của nước Thịnh. Đây cũng là vùng đất cuối cùng nằm ở cách xa trung tâm nước Thịnh mà nước Lương có thể đánh chiếm được. Từ vùng biên giới cực đông nam thì sẽ mất khoảng 5 ngày là sẽ đi hết được toàn bộ khu vực này, cho nên nếu muốn đánh thì phải đánh thật nhanh.
Đăng bởi | Revulsion |
Thời gian | |
Lượt đọc | 1 |