Lấn Chiếm
Cuối mùa xuân năm Thái Bình thứ 24, quân Lương bắt đầu tổ chức xây dựng hai khu vực tiếp tế lớn ở Bắc Bình Phủ và nửa phía đông mới chiếm được ở vùng lãnh thổ phía đông của nước Thinh. Nơi đây bây giờ được nước Lương tạm gọi là Đông Bắc Phủ. Việc xây dựng này là để chuẩn bị cho kế hoạch bắc tiến của nước Lương.
Càng lên phía bắc thì quãng đường vận chuyển các thứ cần thiết càng xa. Ngày trước chiến trường là khu vực Bắc Bình phủ cho nên đặt kho dự trữ ở Lạc Thành là hợp lý. Còn hiện tại thì chiến trường sẽ là vùng trung tâm của nước Thịnh. Nơi đó cách Lạc Thành khá xa. Công việc vận chuyển sẽ vừa tốn kém vừa nhiều hao hụt.
Thứ chủ yếu được tích trữ vẫn là lương thảo. Sau đó mới là binh khí quân bị. Mùa đông ở phía bắc rất rét cho nên áo lông cừu và giày đi mùa đông cũng phải chuẩn bị dày hơn, bền hơn. Việc này làm cho Quân Giới Ty cực kỳ vất vả. Số lượng vật tư được giao cho họ chuẩn bị là dành cho ít nhất 25 vạn người. Các xưởng sản xuất của họ phải làm việc ngày đêm thì mới đủ để hoàn thành mục tiêu trước mùa đông chuẩn bị xong.
Ngoài Quân Giới Ty ra thì Công Bộ cũng đang chạy đua với thời gian. Họ chỉ có 3 4 tháng để xây dựng xong các kho chứa lớn chuyên dụng với từng loại vật dụng được cất trữ bên trong. Họ vốn đã nhiều việc khi mà đầu mùa hè là lúc nạo vét kênh mương, đắp lại đê điều để chuẩn bị cho mùa nước lớn. Bây giờ có thêm việc nặng này Công Bộ lại bắt đầu than vãn về việc không đủ nhân lực. Mà rõ ràng là hiện tại họ đang là bộ có nhiều nhân lực nhất. Còn nhiều hơn cả Thương Bộ nơi có rất nhiều quan cấp thấp chuyên quản lý các thương đoàn nhỏ.
Lương Triều Dương sau một thời gian chỉ tập trung thu thập tin tức tình báo cũng đã xuất hiện trở lại ở bên ngoài. Hiện tại Lương Triều Dương đã không còn ý định xuất quân theo kiểu như năm ngoái nữa mà mỗi một lần xuất quân nhất định phải mang lại hiệu quả trên thực địa. Giết được vài vạn người vài năm sau là sẽ hồi phục được nhưng chiếm được đất rồi thì sẽ không đòi lại được nữa.
Như vùng Đông Bắc Phủ bây giờ. Nước Lương đã cắt đầu nhổ hết đi tàn tích của nước Thịnh, không để sót lại bất cứ thứ gì ở đây nữa. Họ đã để lại một vùng đất chết vậy thì nước Lương chỉ cần hồi sinh nó lại là được. Sau 2 vụ thu hoạch, cuộc sống người dân ở vùng này đã có thể gọi là tạm ổn. Đất đai ở đây bắt đầu đã trả lại công sức của họ một cách xứng đáng. Vụ thu hoạch cuối xuân vừa rồi, cả nước Lương nơi đâu cũng thóc gạo đầy kho. Sản vật tất cả các vùng chỗ nào cũng tăng trưởng. Dân số hàng năm tăng lên cũng phải vài vạn chục vạn người.
Thế nên khả năng hồi phục của quân đội nước Lương cũng tăng lên trông thấy. Đợt tuyển quân mùa hè năm nay dự kiến cả nước tuyển được 5 vạn tính cả binh sỹ người Lạc. Chỉ sau 1 năm có thể hồi phục được lại con số thương vong năm ngoái là một kỳ tích của quân đội nước Lương. Còn về phía nước Thịnh chắc chắn họ không thể hồi phục được nhanh như thế. Năm nay họ có nhiều lắm thì cũng chỉ có được khoảng 4 vạn người là gần như đã gom góp đủ chỗ.
Nước Lương mà không có toàn bộ lãnh thổ của nước Giang thì cũng chẳng thể làm được. Thật may là họ đã có thể dứt điểm được nước Giang trước. Nguồn lực từ toàn bộ lãnh thổ cũ của nước Giang thật sự rất nhiều từ nhân lực cho đến vật lực. Hiện tại nước Lương đang được hưởng thành quả sau 20 năm chiến tranh của mình. Điểm thay đổi lớn nhất chính là muối. Nhờ có đường bờ biển của nước Giang mà muối của nước Lương càng lúc càng nhiều, giá muối cũng càng lúc càng giảm hơn. Hiện tại toàn bộ lãnh thổ nước Lương không còn bất cứ chỗ nào dân bị thiếu muối nữa. Được ăn đủ muối sẽ khiến cơ thể khoẻ mạnh hơn cũng vì thế mà sức chiến đấu của quân Lương cũng tăng lên theo khi mà quân sỹ chính là những thanh niên khoẻ mạnh nhất.
Cùng với việc xây dựng kho chứa ở cả hai hướng đông tây thì quân Lương cũng bắt đầu tấn công từ nửa phía đông sang phía tây của vùng lãnh thổ phía đông nước Thịnh. Ý đồ rất rõ ràng là họ sẽ kiểm soát toàn bộ vùng đất này. Quân Thịnh đã biến khu vực này thành vùng đất chết cho nên cũng không khó khăn gì cho nước Lương kiểm soát nốt nửa còn lại này.
Kiểm soát là một việc còn biến nơi đây thành nơi có thể sinh sống được thì lại là việc khác. Không như phần phía đông rút đi vội vàng. Ở nửa phía tây này khi rút đi nước Thịnh đã phá huỷ toàn bộ cầu cống, kênh mương giữ nước. Họ còn chặn dòng những con sông nhỏ để không có nước chảy về nữa. Vì thế mà khi đến nơi người dân được di dân đến đây có cực kỳ nhiều việc phải làm.
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là tổ chức đánh chiếm những con đập nước dưới sự bảo vệ của quân lính từ cả Lạc Lâm Doanh và Lạc Thành được điều đến đây. Không như những chỗ thông thường, quân Thịnh được cử ra để bảo vệ những đập nước này thường là cả một doanh trại vài nghìn người. Vì thế mà cuộc chiến dành quyền kiểm soát những nơi này cực kỳ khốc liệt. Nhất là khi không có sự can thiệp của những người có nội công thì lại càng khốc liệt hơn. Quân Thịnh quyết tâm giữ được những vị trí chiến lược còn quân Lương thì tìm mọi cách để phá vỡ được những con đập để có nước chảy về phía đông.
Không có nước thì vạn vật không thể sinh sống. Đây là đạo lý cơ bản nhất. Cũng vì thế mà cả hai bên đều dốc hết sức của mình. Lương Minh Nguyệt thậm chí đã phải điều Hắc Long Quân tham chiến. Họ được lệnh phá huỷ tất cả đập ngăn nước của quân Thịnh bất chấp mọi thiệt hại. Quân Thịnh sau đó cũng điều thêm quân tiếp viện đến để giữ những con đập lớn nhất. Vì thế mà cuộc chiến này đã từ những trận chiến nhỏ lẻ biến thành cả một chiến dịch đánh giáp là cà khốc liệt. Lần lượt từng đơn vị chủ lực của cả hai bên đều được cử đến.
Đến cuối cùng thì cả Lương Minh Nguyệt và Vũ Văn đều tham chiến ở con đập lớn nhất. Diệp Tinh Hà đã dùng U Minh Khí đánh vỡ thân đập khiến cho nước sống tràn ra cuốn trôi rất nhiều binh sỹ của cả hai bên. Xác chết trôi từ thượng nguồn xuống nhiều đến mức làm ô nhiễm của nước ở cuối nguồn khi trong thời gian ngắn không thể vớt hết xác được. Cũng vì thế mà khu vực này thiếu nước vẫn hoàn thiếu nước trong thời gian ngắn. Phải đợi cho việc xử lý tất cả xác chết được hoàn thành thì nước ở đây mới có thể sử dụng được.
Sau vấn đề nước thì lại là vấn đề đường xá, cầu cống. Quân Lương muốn xây dựng lại thì quân Thịnh lại tổ chức đến phá huỷ. Cứ như thế mà hai bên đánh nhau liên tục cả trăm trận nhỏ tại nửa phía tây của vùng lãnh thổ phía đông nước Thịnh. Thiệt hại của hai bên lúc này đã nhiều gần bằng cuộc chiến năm ngoái khi theo thống kê của Lý Thanh Hoa thì quân Lương đã mất 6 vạn người còn quân Thịnh cũng mất khoảng chừng như thế. Quân đội của hai bên chưa hồi phục được bao nhiêu thì lại tiếp tục tổn thất tiếp. Với nước Lương thì lần này là lực lượng của Lạc Lâm Doanh và Thiên Đông Doanh.
Không thể để tình hình này tiếp tục kéo dài cho nên Lương Minh Nguyệt đã tự mình dẫn theo Hắc Long Quân càn quét quân Thịnh phòng vệ ở phía đông. Hắc Long Quân sẽ chịu trách nhiệm tạo thế bao vây còn quân của Lạc Thành sẽ chịu trách nhiệm công thành. Lương Minh Nguyệt đã dùng đúng cách mà mẹ mình đã dùng đó là toàn diệt. Bất cứ thành nào mà quân Lương công hạ được từ nhỏ đến lớn, Lương Minh Nguyệt sẽ dùng U Minh Khí huỷ diệt nơi đó không cho bất cứ thứ gì sống sót. Từ đó tạo nên hiệu ứng tâm lý y như Diệp Tinh Hà ngày xưa.
Cánh phía đông vốn đã là cánh yếu của quân Thịnh cho nên hệ thống phòng ngự ở phía bên này nhanh chóng sụp đổ. Ngược lại thì Hắc Long Quân cũng bị tổn thất khá nhiều, theo ước tính là khoảng 1 vạn rưỡi người. Đây đã là gần 1 phần 3 quân số của Hắc Long Quân. Dù vậy thì Lương Minh Nguyệt vẫn không hề nao núng mà tiếp tục xua quân đánh sâu hơn và trong nước Thịnh bất chấp việc càng đi xa thì tiếp tế của họ càng hạn hẹp.
Việc Hắc Long Quân đánh sâu vào bên trong nước Thịnh làm cho quân phòng thủ phía nam buộc phải chia lực lượng ra ngăn cản sự chọc sâu này của Hắc Long Quân. Thao Thiết cũng phải tham chiến khi mà không có mấy người có thể đơn đả độc đấu với Lương Minh Nguyệt được. Thế nhưng tất cả mọi người bao gồm cả Lương An lẫn Diệp Tinh Hà đều đã đánh giá thấp sự cuồng chiến của con gái mình. Lương Minh Nguyệt khi say máu lên thì U Minh Long trở nên vô cùng đáng sợ. Quân sỹ cả hai bên đều đã được chứng kiến cảnh U Minh Long dùng long trảo của mình dẵm Thao Thiết xuống dưới chân.
Sức hấp thụ của Thao Thiết cũng không thể chịu nổi một lượng lớn U Minh Khí như thế. Tuy nhiên vì dốc quá nhiều sức mà Lương Minh Nguyệt cũng bị thương không nhẹ. Hắc Long Quân buộc phải bảo vệ chủ tướng của họ quay về. Trên đường họ quay về quân Thịnh có tổ chức đuổi theo nhưng không thể đuổi lại được tốc độ di chuyển của Hắc Long Quân. Chưa kể đến việc còn có quân của Lạc Thành đến hỗ trợ nữa. Cho nên cuối cùng Hắc Long Quân vẫn là an toàn rút về được khu vực nước Lương kiểm soát. Chỉ là khi đi họ có 5 vạn khi về chỉ còn 2 vạn rưỡi mà thôi. Một nửa quân số Hắc Long Quân đã nằm lại chiến trường. Đổi lại thì họ giết không dưới 4 vạn người nước Thịnh.
Đổi như vậy không tính là lãi cho quân Lương khi mà Hắc Long Quân là lực lượng tinh nhuệ. Mỗi một người trong số họ đều đáng giá hơn nhiều so với những binh sỹ bình thường. Cuộc tấn công này chỉ đem lại hiệu quả về mặt tinh thần còn hiệu quả thực địa thì không nhiều. Dù vậy thì nó vẫn đủ để cho nước Lương có thể phục hồi lại toàn bộ vùng lãnh thổ phía đông nước Thịnh thành nơi có thể cho người sinh sống khi mà mọi vấn đề đã được giải quyết. Vì Lạc Lâm Doanh đã bị tổn thất cho nên Thiên Đông Doanh được điều lên trước để phòng thủ vùng đất mới chiếm được này.
Lạc Lâm Doanh có hậu thuẫn là dân số của vùng bán đảo cho nên họ có thể hồi phục được lại mà không cần thêm người từ nơi khác được điều về. Chỉ riêng việc này thôi đã là thuận lợi lớn của nước Lương rồi khi mà nhân lực của nước Thịnh đang đi vào giới hạn. Họ không thể tuyển quân số lượng lớn nữa, nếu họ tiếp tục làm vậy thì rất nhiều đồng ruộng của nước Thịnh sẽ bị bỏ hoang do không có người canh tác.
Tính ra thì việc làm có phần hơi tuỳ hứng này của Lương Minh Nguyệt không phải là quá thất bại. Hiệu quả lớn nhất của nó không chỉ ở vấn đề nhân lực mà còn làm cho tinh thần chiến đấu của quân và dân ở sườn đông nam vùng trung tâm nước Thịnh xuống thấp đến cực điểm sau khi chứng kiến cảnh các thành trì bị toàn diệt trở thành những thành trống. Ngày trước Diệp Tinh Hà đốt cháy 1 thành nó chỉ đem đến sự sợ hãi. Còn U Minh Khí không phả huỷ bất cứ thứ gì cả, chỉ biến vật sống thành vật chết. Nó gây ra khủng hoảng tinh thần.
Cứ thử tưởng tượng xem, khi bước chân vào một toà thành, nhà cửa còn nguyên vẹn không một vết xước, nhưng lại không có bất cứ vật sống nào. Vậy thì cảm giác đó sẽ ớn lạnh đến mức nào. Người dân nước Thịnh cũng vì thế mà từ bỏ việc chống đỡ cùng với quân sỹ. Lương Minh Nguyệt cũng chính thức trở thành quỷ thần trong những câu truyện để doạ trẻ con ở nước Thịnh.
Đăng bởi | Revulsion |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt đọc | 1 |