Cao Sanh Tái Tạo Ra Mãnh Tướng. Cớ Sao Xuất Thân Lại Khốn Cùng.
Chương 1:
Cao Sanh Tái Tạo Ra Mãnh Tướng.
Cớ Sao Xuất Thân Lại Khốn Cùng.
Một mùa đông rét mướt đang hành hạ con người trên vùng đất phương nam. Những con người sinh sống ở nơi phương nam đã khổ sở vì ách cai trị nhà Đường của Trung Hoa trên lãnh thổ nước phương nam của người Việt Thường. Nay thời tiết lại khắc nghiệt đổ xuống vùng đất đã chịu nhiều khổ sở này, mưa nhạt nhòa cả tháng nay làm mọi vật ước sũng, đám ăn xin đang tụ tập tại ngôi miếu hoang bên ngoài thành Đại La bị cơn đói cồn cào đang hành hạ bản thân. Cả tuần nay chưa có được hạt cơm nào vào trong bụng nên những người ăn xin đã hái cây dại và rau củ mọc hoang đem nấu để lót dạ. Những kẻ ăn mày trong ngôi miếu hoang đùm bọc lẫn nhau để vượt qua cơn bĩ cực này.
Rút cuộc rồi ông trời cũng ló mặt ra trên vùng đất phương nam, đám ăn xin với quần áo rách tả tơi vội vàng rời khỏi ngôi miếu hoang đi vào các làng mạc thôn xóm để kiếm cơm thừa canh cặn. Vì tuổi già nên lão ăn mày là người rời khỏi ngôi miếu hoang cuối cùng, lão đi theo con đường mòn vào làng Cổ Pháp để xin ăn. Hôm nay lão tốt số nên gặp được một người tốt bụng cho lão một bát cơm đầy và ít cá nhỏ kho khô. Lão vui mừng cầm bát cơm đi ra đầu làng tìm chỗ để ngồi ăn, vừa ăn được hơn hơn nữa bát cơm bỗng tai lão nghe tiếng trẻ con khóc thét nơi gốc cây cổ thụ gần nơi lão đang ngồi. Lão tò mò tiến lại gần nơi phát ra tiếng trẻ khóc và thấy một đứa trẻ con mặt mày trắng trẻo dễ thương, lão thầm nghĩ "ai lại đem đứa trẻ dễ thương thế này bỏ lại nơi đây." Đứa trẻ thấy bóng dáng con người nên nở nụ cười ngây thơ, lão ăn mày đưa tay định bồng đứa trẻ lúc sắp đụng vào đứa trẻ lão giựt mình thầm nghĩ. "Thân mình đây còn lo chưa xong mà còn thêm một đứa trẻ thì lấy gì cho nó ăn". Nghĩ đến đây lão vội quay lưng đi vội vã, lão đi như người ta chạy được một quãng khá xa lão đi chậm lại lấy hơi. Nhưng kỳ lạ thay tai của lão vẫn nghe thấy tiếng đứa trẻ khóc, lão đứng lại rồi đi trở về cây cổ thụ nơi đứa trẻ đang khóc thét. Lương tâm của lão mách bảo là (không thể bỏ lại đứa trẻ ở nơi hoang vắng này.) Lão bế đứa trẻ lên và quấn lớp vải lại cho đứa trẻ ấm áp hơn, lão nhìn đứa trẻ ngây thơ và nghĩ đến cuộc đời của mình. Lão cũng không biết vì sao lão lại xuất hiện ở trên đời này, từ khi lão có được trí nhớ thì chỉ biết lang thang cùng những đứa trẻ ngan tuổi mình đi ăn xin khắp các thành trì lớn nhỏ tại đất phương nam này. Sau này, lão lớn lên có chút sức lực thì làm thuê làm mướn để kiếm cơm qua ngày nay về già lại trở về cái nghề cũ là đi ăn xin. Lão lại nghĩ và tự nói với mình:
- Mình chưa một lần làm phước cho đời, nay gần cuối đời thôi thì mình làm phước một lần cho kiếp sau làm người đỡ khổ sở. Mình đem đứa trẻ vào thành Đại La rồi tìm một nhà tử tế để nhận nuôi đứa trẻ là được thôi.
Nghĩ xong lão bế đứa trẻ lê bước nặng nhọc nhắm hướng thành Đại La tiến tới. Trời đang là mùa đông nên về chiều trời tối rất nhanh, lão lại đi quá chậm nên chỉ đi được có nữa đoạn đường để đến thành Đại La thì trời đã tối hẳn. May mắn cho lão ăn mày là lão tìm được ngôi tự bỏ hoang để làm chỗ trú cho hai ông cháu qua đêm đông lạnh giá. Đứa trẻ đang khóc thét vì cơn đói hành hạ nó, lão ăn mày nhai vội miếng cơm nguội mớm cho nó lót dạ, sau khi được mớm cơm nó đưa đôi mắt ngây thơ nhìn ông lão cười hồn nhiên, trong đêm đông lạnh giá lão già như thấy lòng mình ấm áp khi đang ôm đứa trẻ vào lòng.
Cũng vào lúc ấy tại làng Cổ Pháp, người dân trong làng phát hiện Lý gia trang trong một đêm đã bị tàn sát hết cả gia trang, những xác chết nằm ngổn ngang, tổng cộng đến ba mươi hai người bị giết hại trong Lý gia trang, cảnh tượng kinh khiếp đó đã ám ảnh những người trong làng Cổ Pháp suốt nhiều năm trời.
Lúc này nơi cổ tự trời đã hừng đông, hình như ông trời còn chút lương tâm nên sáng hôm đó đã chiếu những tia nắng ấm áp xua tan cái lạnh tê tái của mùa đông, trên con đường dẫn vào thành Đại La hôm ấy lão ăn mày bế đứa trẻ hòa mình vào dòng người đi vào trong thành.
Trước tiên lão tìm đến một nhà trông khá giả để đứa trẻ trước cánh cổng rồi lặng lẽ ngồi ở một góc phố để quan sát. Một lúc sau, gia đinh trong ngôi nhà mở cánh cửa và trông thấy đứa trẻ liền vào thông báo cho chủ nhân của ngôi nhà. Lão già ăn mày thấy vui trong lòng khi trông thấy hai chủ nhân của ngôi nhà đang đứng gần đứa trẻ. Bỗng lão nghe tiếng tru tréo của người phụ nữ đang mắng chồng mình:
- Ông đã làm gì ở ngoài mà bây giờ người ta đem đứa trẻ đến tận nhà thế này? Bây giờ thì ông không còn gì để chối cãi nữa nhé!
Cô ả nói xong liền nắm lấy tai người chồng đay điến nghiến răng nghiến lợi làm người chồng hoảng kinh lên tiếng van xin:
- Tôi lạy bà tha cho tôi! Tôi đâu có biết đứa trẻ là ai? Đúng là họa vô đơn chí. Mới sáng đã gặp chuyện sui xẻo.
Gã chủ nhà nói xong giận dữ bước vội vào trong ngôi nhà, hình như vẫn chưa tin lời của chồng mình nên cô ả vẫn lãi nhãi về ông chồng có cái tính thích gái lạ của mình. Cánh cổng ngôi nhà đóng lại kể như hết cơ hội cho đứa trẻ, lão ăn mày đi đến bế đứa trẻ lên và tìm một gia đình khác để nhận nuôi đứa trẻ.
Giống như định mệnh đã an bài, lão ăn mày để đứa trẻ ở đầu ngõ hết nhà này đến nhà khác điều từ chối nhận nuôi đứa trẻ, số phận như đã cột chặt đứa trẻ với lão. Từ đó, trên khắp nẻo đường thiên lý ở đất phương nam, người ta thấy một già một trẻ lang thang xin ăn hết thành này đến thành khác, từ miền xuôi đến miền ngược đâu đâu cũng in dấu chân của hai ông cháu ăn mày.
Rồi thời gian đã trôi qua và nuôi lớn đứa trẻ mồ côi theo năm tháng, chẳn mấy chốc đã được mười hai năm kể từ khi lão ăn mày bế đứa trẻ bị bỏ rơi ở ngoài làng Cổ Pháp. Lão ăn mày bây giờ đã già yếu lắm rồi. Một hôm, lão dắt đứa trẻ đến ngôi làng heo hút trong dãy Trường Sơn. Ngôi làng đó nằm ở thượng nguồn con sông Mã, nơi ấy được bao phủ một màu xanh bạt ngàn của cây cỏ và rừng nguyên sinh. Con người sinh sống tại nơi ấy đa phần là người tốt, lão tìm đến gia trang của họ Lê là một phú hộ nổi tiếng thương người ở cái làng heo hút này.
Còn may mắn cho hai ông cháu ăn mày, cuộc đời vẫn mỉm cười đối với số phận bần cùng của lão ăn mày và cậu bé. Người chăn nuôi gia súc của phú hộ họ Lê vừa nghĩ việc nên còn trống một chỗ chăn nuôi gia súc, lão ăn mày liền xin với phú hộ cho cậu bé vào giúp việc để kiếm cơm nuôi sống bản thân. Phú hộ họ Lê đồng ý cho cậu bé ở lại gia trang nhưng với ông lão thì không được ở lại.
Lão ăn mày cảm ơn rối rít và chỉ xin ở lại đây đêm nay để nói lời chia tay với cậu bé mà lão đã có công nuôi lớn đến bây giờ.
Đêm ấy, tại ngôi nhà nhỏ dành cho người giúp việc ở phần đất phía sau Lê gia trang, lão ăn mày gọi cậu bé lại và kể về nơi xuất thân của cậu bé. Lão lấy ở trong người ra một tấm vải nhỏ trên đó chỉ có duy nhất một chữ được viết bằng máu rồi nói với cậu bé:
- Khi ta thấy con ở gốc cây cổ thụ bên ngoài làng Cổ Pháp, trong người của con có tấm vải này. Ta vì không biết chữ nên chẳn biết là chữ gì nhưng ta biết là nó có liên quan đến thân thế của con. Con hãy giữ lấy để sau này có cơ hội con tìm được nguồn gốc con sinh ra trên đời này.
Cậu bé cầm lấy tấm vải như đang cầm một vật quý hiếm, cẩn thận cậu xếp lại và cất vào trong người.
Đêm ấy, hai ông cháu nói chuyện đến khuya, vì mệt mỏi cậu bé gối đầu lên người lão ăn mày ngủ thiếp đi, đến khi tai của cậu nghe tiếng động của những người chuẩn bị ra đồng làm cậu tỉnh giấc, cậu bé liền đi theo quản gia của Lê gia trang để nhận công việc trong ngày đầu tiên, cậu bé bần thần cố gắng nhìn quanh để tìm bóng dáng của lão ăn mày. Biết được ý của cậu bé một con sen chuyên giúp việc nhà đã nói với cậu rằng lão ăn mày đã đi khỏi Lê gia trang khi trời còn chưa sáng. Lòng cậu bé như bị sát muối vì từ hôm nay sẽ không còn gặp lại lão ăn mày tốt bụng nữa.
Vừa mới đi ra đến chuồn trâu thì Lê trang chủ đi đến và nói với cậu rằng:
- Này cậu bé, người dân trong làng phát hiện một người đã chết ở đầu làng, hình như là lão ăn mày hôm qua đưa cậu đến đây thì phải.
Cậu bé nghe Lê trang chủ báo tin buồn mà lòng quặn đau liền chạy đến nơi lão ăn mày nằm chết, cậu ôm xác lão khóc đến khan cả tiếng. Người trong làng thấy thương cho thân phận của lão ăn mày nên đã làm một cổ áo quan đem chôn lão ăn mày ở bìa rừng cạnh ngôi làng.
Từ đó, cậu bé ở lại Lê gia trang chăn nuôi gia súc để kiếm cơm sống qua ngày.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 2 |
Lượt đọc | 42 |