Cơ Duyên Gặp Được Người Thầy Giỏi. Quyết Chí Thành Danh Khỏi Phụ Thầy.
Chương 2:
Cơ Duyên Gặp Được Người Thầy Giỏi.
Quyết Chí Thành Danh Khỏi Phụ Thầy.
Nơi cánh đồng cỏ ở bìa rừng có một căn chòi nhỏ mà cậu bé chăn trâu đã dựng nên, ngoài trời đang mưa phùn báo hiệu mùa đông đã kết thúc, một mùa xuân đang tràn về trên khắp đất trời phương nam. Từ khi mất đi người thân duy nhất cậu bé trở nên ít nói cười, cuộc sống của cậu bé đã khá hơn rất nhiều khi cậu ở Lê gia trang, còn những tháng ngày lang thang xin ăn cùng lão ăn mày đã lùi vào dĩ vãng cơ cực của cậu bé.
Tuy cậu chưa hề biết mặt được con chữ nhưng tính thông minh đã có sẵn trong người của cậu. Những tháng ngày lang bạt kỳ hồ cậu đã học hỏi rất nhiều nghề thủ công của nhiều vùng miền khác nhau trên đất phương nam, từ nghề đan tre cho đến cách đặt bẫy bắt cá, săn thú cậu bé đều làm rất giỏi. Chính những nghề vặt vãnh này giúp cậu rất nhiều khi sinh sống tại ngôi làng heo hút này.
Mỗi sáng thức dậy cậu lùa đàn trâu đến bìa rừng với bát gạo đầy mà ông phú hộ họ Lê trả công, đến chiều tối lại lùa đàn trâu về Lê gia trang. Chỉ có một con dao cùn mà cậu đã tạo ra căn chòi để trú mưa nắng khi chăn trâu trên đồng cỏ, ngoài ra cậu còn dùng con dao cùn đó để tạo ra những chiếc bẫy để bắt cá trong ao hồ và những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Những chiếc bẫy tinh tế được làm từ cây tre cậu đã săn những con thú nhỏ ở bìa rừng để cải thiện chất lượng trong những bữa cơm.
Hôm nay như mọi ngày, sau khi đàn trâu đã vào chuồng cậu đem con chim săn được đốt lửa lên nướng, tai cậu bỗng nghe tiếng của thầy đồ đang dạy học cho những đứa con của Lê trang chủ. Cậu cũng rất muốn học chữ nhưng thân thế của mình không cho phép, cậu bé đành học lóm của thầy đồ để biết được những con chữ. Cậu mon men đến gần để nghe tiếng thầy đồ được rõ hơn rồi dùng khúc cây nhỏ để viết chữ xuống đất. Từ lúc đó, cậu bé thường lùa đàn trâu về sớm để có thời gian học lóm chữ của thầy đồ. Cậu bé học chữ rất nhanh, thời gian qua ba tuần trăng cậu đã biết mặt hầu hết các con chữ. Vào một buổi trưa hè nắng cháy, cậu bé đang nướng con gà rừng ở căn chòi bên bìa rừng, lúc con gà sắp chín thì bỗng đâu xuất hiện gã thầy đồ đang ngồi vắt vẻo trên tán cây gần căn chòi của cậu. Đến khi cậu bé vừa trông thấy thì lúc đó gã thầy đồ tung mình rơi xuống nhẹ nhàng làm cậu một phen ngẩn ngơ. Gã thầy đồ tươi cười nói:
- Này oắt con, ngươi nướng gà ăn một mình không thấy buồn hay sao? Để ta ăn cùng với ngươi cho vui có được không?
Cậu bé cũng biết chút lễ nghĩa, dù không chính thức là danh phận thầy trò nhưng cậu đã học lóm chữ của thầy đồ nên cậu đứng sang một bên mời gã thầy đồ thưởng thức món gà rừng nướng than. Gã thầy đồ thấy thế trong lòng cảm thấy vừa ý, gã chẳn khách sáo ngồi xuống với tay bẻ lấy đùi gà cho vào miệng nhai ngon lành, rồi thò tay lấy bình rượu đang treo bên hông đưa lên miệng uống ừng ực sảng khoái. Gã nhìn cậu bé rồi nói:
- Sao ngươi không ngồi xuống đây ăn với ta cho vui.
Cậu bé lắc đầu tỏ vẻ không dám ngồi ngan hàng với người thầy đồ. Gã thầy đồ thấy thế liền lên tiếng nói với cậu bé:
- Ngươi cứ ngồi xuống đi, ta đây không coi trọng những lễ nghĩa sáo rỗng đó đâu. Sống trên đời coi trọng nhau là được chứ nhiều người tỏ vẻ có lễ nghi nhưng trong bụng thì toàn mưu đồ hại người.
Nói xong gã lôi cậu bé ngồi xuống rồi cất giọng nói tiếp:
- Ta đã biết ngươi nhiều đêm đến học lóm chữ của ta, cho nên khi dạy học cho những đứa trẻ con Lê trang chủ ta đã cố ý nói to lên một chút để ngươi nghe còn biết mà học. Ngươi đã học hết đâu mà những đêm gần đây sao không thấy đến để học nữa.
Cậu bé thấy trong lòng xúc động khi nghe những lời của thầy đồ nói. Cậu nghĩ: "Vậy ra trên đời này vẫn còn có người quan tâm đến mình". Cậu lễ phép thưa với thầy đồ:
- Dạ thưa thầy! Con đã học hầu hết những gì thầy đã dạy cho con của Lê trang chủ, đến khi nghe thấy thầy dạy vòng ngược trở lại con đã hiểu nên không đến học lóm chữ của thầy nữa.
Gã thầy đồ nghe thấy thế tỏ ra ngạc nhiên liền bảo cậu bé đọc lại những chữ đã học lóm được tại Lê gia trang. Cậu vâng lời mở miệng đọc lại suông sẽ và lưu loát những chữ nghĩa đã học được. Gã thầy đồ ngồi nghe cậu bé đọc mà trong lòng thấy vui như lượm được vàng. Gã tự nói một mình: (Thì ra đây là cậu bé mình tìm bấy lâu nay chứ không phải là những đứa con của Lê trang chủ.) Gã thầy đồ nói với cậu bé:
- Ngươi giỏi lắm! Vậy từ đây ta sẽ đến đây để dạy lại những gì mình đã học cho ngươi có được không?
Cậu bé cảm động đa tạ gã thầy đồ hết lời rồi lễ phép thưa:
- Nhưng thưa thầy con không có gì để trả công cho thầy.
Gã thầy đồ cười tươi rồi lên tiếng:
- Con cứ làm những món ăn như thế này để ta nhắm với rượu coi như là đã trả công cho ta rồi. Nói với ngươi nảy giờ nhưng ta chưa biết được tên của con. Vậy con tên là gì?
Cậu bé nhìn xa xăm hồi tưởng về thời thơ ấu của mình rồi lên tiếng trả lời cho gã thầy đồ:
- Con không có họ lại chẳng có tên, mọi người thường gọi con là Tiểu Ăn Mày. Con sinh ra là một đứa trẻ mồ côi được lão ăn mày cưu mang từ hồi còn tấm bé. Gần đây, lão ăn mày có đưa cho con một tấm vải nhỏ trên đó chỉ có duy nhất một chữ Lý. Lão nói là tấm vải đó có liên hệ đến thân thế của con.
Cậu bé nói xong chợt nhớ đến lão ăn mày nên nước mắt của cậu bé chảy dài trên khuôn mặt ngây thơ. Vừa khóc cậu vừa đưa tấm vải cho thầy đồ. Gã thầy đồ cầm lấy tấm vải nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng:
- Thôi con đừng có buồn nữa! Mọi việc trên đời này đều có duyên số của nó hết. Ta sẽ đặt tên cho con để sau này cho dễ nghe chứ cái tên Tiểu Ăn Mày nghe không được tai chút nào. Trong tấm vải nhỏ này chỉ có duy nhất một chữ Lý, ta sẽ lấy chữ Lý làm họ cho con. Còn cái tên thì ta thấy nước da của con cháy nắng như một đồng nhân nên ta đặt tên cho con là Lý Đồng Nhân.
Cậu bé quay sang thầy đồ rồi quỳ xuống lạy tạ thầy đã cho mình một cái tên. Thấy thầy ăn ngon miệng cậu bé lên tiếng:
- Con còn có cá bắt dưới suối định nấu với măng rừng thầy có dùng để con đi nấu cho thầy.
Gã thầy đồ vui vẻ trả lời cậu bé:
- Vậy thì ngon quá! Con cứ đi làm món đó cho ta nhắm rượu. À! Vì ta hay uống rượu và là thầy đồ nên người đời hay gọi ta là Tửu Cuồng Nho.
Một lúc sau, cậu bé từ sau căn chòi bê lên một cái nồi được làm từ gốc cây tre lớn, trong đó có canh cá suối nấu với măng rừng nóng hổi. Mọi vật dụng hàng ngày của cậu bé đều làm từ cây tre, từ cái muỗng đến cái bát đựng cơm canh đến cái ghế mà Tửu Cuồng Nho đang ngồi đều được cậu bé làm ra từ cây tre. Hai thầy trò ngồi ăn ở căn chòi bên bìa rừng giữa đất trời của núi Chí Linh. Sau khi ăn uống no nê Tửu Cuồng Nho đưa cho cậu bé Lý Đồng Nhân một thẻ làm bằng gỗ quý trên đó có khắc chữ chi chít rồi nói với Lý Đồng Nhân:
- Đây là binh pháp đánh trận của dân tộc Việt ở đất phương nam đã đúc kết được từ hàng trăm năm trước. Con hãy tra cứu cho kỹ càng có gì không hiểu thì hãy nói với ta.
Tửu Cuồng Nho nói xong phi thân lên cành cây nằm ngủ ngon lành. Những ngày sau đó đi đâu làm gì thì Lý Đồng Nhân cũng đem thẻ gỗ ra để học. Còn Tửu Cuồng Nho ban đêm thì dạy chữ cho con của Lê trang chủ ở Lê gia trang, còn cả ngày thì Tửu Cuồng Nho ở ngoài căn chòi bên bìa rừng để dạy binh pháp đánh trận cho Lý Đồng Nhân. Một người thầy giỏi, tâm huyết và một học trò thông minh có sẵn nên chưa đầy một tháng Lý Đồng Nhân đã học được binh pháp đánh trận của dân tộc Việt cổ.
Tửu Cuồng Nho đang ngồi uống rượu lần này thức nhắm là con chuột núi được nướng thơm lừng. Tửu Cuồng Nho vừa ăn uống vừa dạy cách làm tướng cho Lý Đồng Nhân:
- Sau này con xông pha trận mạc thì hãy nhớ điều này. Một người tướng giỏi phải biết Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hòa. Thiên Thời là con phải biết được thời tiết như lúc nào thì trời sẽ đổ mưa, trở gió hoặc ngày nào thì trời sẽ nắng nóng để con quyết định cho quân tấn công hay phòng thủ. Hôm nay ta sẽ dạy cho con cách xem thiên tượng để biết được thời tiết sẽ sẩy ra vào các ngày hôm sau.
Cậu bé thông minh đã ghi nhớ những gì mà Tửu Cuồng Nho dạy cách xem thiên tượng cho mình.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 2 |
Lượt đọc | 34 |