Hận Kẻ Đê Hèn Cướp Vương Quyền. Ngô Vương Hạ Sát Kiều Công Tiễn.
Chương 30:
Hận Kẻ Đê Hèn Cướp Vương Quyền.
Ngô Vương Hạ Sát Kiều Công Tiễn.
Mới mờ sáng mà tiếng trống trận thúc liên hồi làm quân giữ thành Đại La hoảng hốt, khi những khẩu phần ăn được các quân nhu mang đến, nhưng có rất nhiều binh sĩ giữ thành còn chưa kịp ăn thì thấy quân của Ngô Quyền giàn trận vây cả ba mặt thành. Mặt đất như rung chuyển do tiếng trống trận thúc dục hòa lẫn vào tiếng bước chân hành quân, rồi tiếng la hét vang vọng của các tướng giữ thành cho các binh sĩ chuẩn bị binh khí để tử thủ thành Đại La.
Lạ thay, quân giữ thành chỉ thấy những cánh quân của tướng Ngô Quyền ồ ạt vây ba mặt thành rồi tiếng trống trận bỗng nhiên im lặng đến đáng sợ, quân giữ thành chưa biết được chuyện gì sẽ xảy ra thì trong đoàn quân công thành ở cửa Tây, chợt thấy một tướng quân cởi con ngựa đỏ thẫm từ từ tiếng lên trước ba quân lên giọng lớn tiếng nói:
- Hỡi các binh sĩ đang giữ thành, hãy nghe ta nói đôi lời phải trái. Nước Việt ta dưới quyền cai trị của Dương Tiết Độ Sứ đã an hưởng được cảnh thái bình thịnh vượng, khó khăn lắm người dân tộc Việt mới giành được quyền tự chủ thế mà nay vì lòng tham quyền của kẻ tiểu nhân mà ra nông nổi này. Kiều Công Tiễn đã hại chết chủ tướng Dương Đình Nghệ để chiếm quyền đó là hành động của kẻ đê hèn tiểu nhân, họ Kiều vong ơn bội nghĩa đã đành nay còn rước giặc Nam Hán về xâm lược nước ta. Hành động phản bội lại cả dân tộc Việt của họ Kiều làm cho cả anh linh hồn thiên sông núi nước Việt đều giận dữ, nay đại tướng Ngô Quyền đem binh thảo phạt và chỉ có một mình kẻ tiểu nhân Kiều Công Tiễn phải chịu tội. Các vị đã thấy hết rồi, đại tướng Ngô Quyền là một người thương dân tộc Việt như con. Vì không muốn thấy cảnh nồi da xáo thịt mà chưa phát lệnh công thành, một khi lệnh phá thành được ban ra liệu các tướng quân và binh sĩ có giữ nổi thành Đại La hay không? Tội tình gì mà các vị phải bán mạng cho một kẻ bán nước cầu vinh như Kiều Công Tiễn? Nhà Nam Hán đang rầm rộ tuyển binh để xâm lược nước Việt của chúng ta, vì họ Kiều bán nước cầu vinh đã cho người sang cầu cứu viện với với Lưu Cung nhà Nam Hán, hành động của Kiều Công Tiễn không khác gì rước voi về dầy mã tổ, một khi đã chiếm được nước Việt thì Lưu Cung sẽ đặt nền cai trị hà khắc lên những con dân của nước Việt, trong đó có cả những người thân yêu của chính các tướng sĩ đang giữ thành hôm nay, nếu như các vị một lòng trung thành với kẻ bán nước hại dân thì các vị đã có tội với tổ tiên của chính các vị và cả tộc người Việt sống ở đất phương nam này, những tổ tiên của chúng ta đã gầy công xây dựng nước Việt đến ngày hôm nay. Các vị tướng quân hãy mau mở rộng cổng thành để đón minh quân Ngô Quyền vào trị tội kẻ hại nước hại dân như họ Kiều, ta là Lý Đồng Nhân sẽ đảm bảo an toàn tính mạng cho tất cả những tướng sĩ biết hối cải và quay đầu. Ngô tướng quân chỉ cho ta có ba ngày để thuyết phục với các vị binh sĩ đang giữ thành, ta thành lòng mong mỏi các vị tướng quân giữ thành hãy sáng suốt để lựa chọn lòng trung chứ xin đừng bán mạng cho một kẻ bán nước.
Với nội lực sung mãng nên tiếng nói đầy uy lực của Lý Đồng Nhân vang xa vào tận trong thành, trong thành Đại La bây giờ đã có những tiếng thầm thì dị nghị của những người dân và binh sĩ giữ thành. Lý Đồng Nhân tiếp tục qua cổng Nam thành Đại La để nói lên những lời khuyên chân thành đến với các tướng sĩ đang cố gắng giữ thành Đại La, những lời của Lý Đồng Nhân cứ vang lên từ cổng phía Đông thành Đại La làm rúng động tư tưởng của các binh sĩ và dân chúng trong thành.
Đến ngày thứ hai kể từ lúc Lý Đồng Nhân đi thuyết phục, quân giữ thành nay đã có những biến chuyển rõ rệt, trong thành Đại La đã xảy ra những dòng tư tưởng khác nhau của các binh sĩ đang tử thủ để giữ thành, đâu đó trong quân của họ Kiều đã có những tướng quân đã bị những lời nói của Lý Đồng Nhân kích động đến lòng yêu nước.
Trong thành Đại La có rất nhiều binh sĩ dưới quyền của Dương Tiết Độ Sứ, vì một lý do nào đó đã quay giáo chống lại với chủ tướng nay nghe những lời nói khuyên can mà cảm thấy hối hận. Những lời thuyết phục chí tình của Lý Đồng Nhân đã tác động rất lớn đến binh sĩ giữ thành, nên các binh lính âm thầm kết hợp với những người dân yêu nước sinh sống ở thành Đại La, rồi trở thành một cánh quân quay đầu ủng hộ Ngô tướng quân. Những xung đột nhỏ lẻ liên tiếp xảy ra giữa thuộc hạ thân tín của Kiều Công Tiễn với cánh quân của con người yêu nước này.
Các binh sĩ đang giữ thành Đại La tại cửa Đông đã dùng tên để truyền thư hẹn lúc mở rộng cổng Đông thành Đại La, mọi sự chuẩn bị được ráo riết thực hiện sau khi quân của Ngô Quyền nhận được tin của những binh sĩ đang giữ cổng Đông thành.
Đêm hôm đó, một ánh đuốc tỏa sáng báo hiệu được phát ra từ cổng phía Đông thành thì cánh quân do tướng Phạm Bạch Hổ tràn vào thành Đại La, hiệu ứng lan tỏa ra khắp nơi trong thành khi các cánh cổng lớn vào thành được mở rộng. Quân của Ngô Quyền tràn vào thành Đại La ào ào như thác đổ sau tiếng trống trận thúc liên hồi, những tướng sĩ giữ thành của họ Kiều chỉ cần có một chút lý trí liền buôn bỏ binh khí để đầu hàng. Cả đất trời phương Nam như dậy sóng khi hay tin họ Kiều bị thất thủ thành Đại La.
Lúc này, nơi phủ Tiết Độ Sứ được tin cấp báo từ những thuộc hạ thân tín Kiều Công Tiễn vội dắt theo gia quyến mở cổng Bắc thành Đại La để tẩu thoát. Lý Đồng Nhân khi vào được thành liền dẫn đầu một đoàn quân tinh nhuệ quyết tâm truy sát họ Kiều, trong tâm thức của mình là không để cho kẻ phản bội này trốn thoát. Cuộc chiến đã nổ ra giữa các tướng thân tín của Kiều Công Tiễn với cánh quân truy sát của Lý Đồng Nhân, những cánh tay cầm binh khí sắc bén vung lên làm một thây người đổ xuống giữa một bên quyết tâm truy sát họ Kiều và một bên vì lòng mù quáng quyết tâm bảo vệ chủ tướng.
Ngay lúc đó một đại tướng xuất hiện thật dũng mãnh, cánh tay cầm đại đao vung lên những chiêu sát thủ hòa lẫn với lòng căm phẫn. Đại đao đánh đến đâu xác người tung lên không trung đến đó, mở một lối từ những xác người của quân bảo vệ Kiều Công Tiễn để đến phủ Tiết Độ Sứ rồi một giọng nói quen thuộc vang lên:
- Lý đệ đừng cho Kiều Công Tiễn chạy thoát.
Nghe tiếng là biết ngay sư huynh Ngô Quyền đã đến hỗ trợ nên Lý Đồng Nhân thúc chiến mã lao đến như tên bắn về hướng phủ Tiết Độ Sứ. Lúc đến phủ Tiết Độ Sứ sau khi hạ sát được những tướng truy cản thì Lý Đồng Nhân thấy một chiếc xe ngựa lao ra từ trong phủ, đoán rằng đây là chiếc xe chở Kiều Công Tiễn tẩu thoát nên Lý Đồng Nhân liền thúc ngựa truy sát.
Chiếc xe ngựa chở họ Kiều lao nhanh đến cổng Bắc thành Đại La thì lúc đó Lý Đồng Nhân cũng vừa kịp đến, mãnh tướng Lý Đồng Nhân liền dùng thân pháp Thất Tung Bộ tung lên rời lưng chiến mã rồi lấy đại đao đâm xuyên vào bánh xe ngựa kéo.
Chiếc xe kéo bị một lực chấn động quá mạnh làm bốn con tuấn mã kéo xe khụy gối và làm thùng xe va vào cổng thành vỡ tan tành, Kiều Công Tiễn cùng gia quyến rơi ra khỏi thùng xe ngựa đang bò thê thảm trên nền đất.
Họ Kiều chưa kịp hoàn hồn thì đã thấy một ánh đao kinh khiếp lao đến chém ngan yết hầu làm cái đầu còn trợn mắt của gã lăn lóc dưới cổng thành. Đại tướng quân Ngô Quyền sau khi tiêu diệt các tướng quân liều mạng cố bảo vệ cho họ Kiều liền tức tốc truy sát họ Kiều, Ngô tướng quân đã đến đây kịp thời rồi dùng đại đao chém thủ cấp của Kiều Công Tiễn để trả thù cho cha vợ của mình, các tướng quân thuộc hạ thân tín của họ Kiều còn xót lại vội thoát ra cổng Bắc thành Đại La chạy thục mạng về đất Phong Châu.
Sau khi hạ được thành Đại La và giết được họ Kiều để báo thù cho cha vợ mà ít hao binh tổn tướng, Ngô Quyền hạ lệnh cho các tướng quân rút ra ngoài thành Đại La để hạ trại rồi hạ chiếu thư vỗ về dân chúng sinh sống tại thành Đại La. Một căn lều lớn được dựng lên từ cổng phía Đông ngoài thành Đại La, để làm nơi chủ tướng Ngô Quyền bàn bạc với các tướng quân chống quân Nam Hán đang chuẩn bị tràn sang xâm lược nước phương nam.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả.) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Lượt đọc | 8 |