Lưu Cung Tham Lam Mong Giành Đất. Nên Đã Xua Quân Chiếm Nước Nam.
Chương 31:
Lưu Cung Tham Lam Mong Giành Đất.
Nên Đã Xua Quân Chiếm Nước Nam.
Nơi thành Phúc Châu thủ phủ của triều Nam Hán, sau khi sứ thần của Kiều Công Tiễn đem theo hai xe vàng bạc châu báu vào yết kiến để cầu viện binh thì vua Nam Hán rất mừng rỡ. Vua của nhà Nam Hán không phải vì những chiếc xe vàng bạc châu báu của Kiều Công Tiễn, mà Lưu Cung nhìn nhận thấy đây là cơ hội trời cho để đem quân xâm lược nước Việt ở đất phương nam.
Ngay sau khi cho sứ thần của Kiều Công Tiễn lui về khách quán để nghĩ ngơi thì Lưu Cung liền cho thiết triều để công bố ý định xâm lược đất phương nam màu mỡ của mình.
Từ khi xưng đế và lập nước Nam Hán đến nay Lưu Cung luôn thèm khác đất của người Việt ở phương nam này, vì vùng đất này lắm nhiều sản vật và công nghiệp lúa nước thì nhiều vô kể. Là một kho lương không bao giờ thiếu cho quân nhà Nam Hán nếu muốn chinh phục ngôi hoàng đế tại đất Trung Hoa. Lưu Cung đã từng xâm chiếm được nước Việt nhưng đã bị tướng Dương Đình Nghệ đuổi cổ về nước nên trong lòng rất thù hận họ Dương, nay Kiều Công Tiễn làm tạo phản giết được Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ mở ra một tia hy vọng cho Lưu Cung tái chiếm nước Việt.
Tại nơi thượng triều hôm ấy, vua Nam Hán là Lưu Cung dõng dạc tuyên bố với văn võ bá quan trong buổi thượng triều:
- Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ đã bị Kiều Công Tiễn soán ngôi, nước Việt ở đất phương nam rơi vào thời kỳ loạn lạc vì nội bộ trong nước đang lủng củng, nghe nói tướng Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ đang kéo quân vây thành Đại La để trả thù cho cha vợ. Họ Kiều đã cho sứ thần sang cầu cứu viện binh với ta, nay buổi thượng triều này các tướng hãy nói ra xem nước ta có cần phải xuất binh để chiếm nước Việt ở đất phương nam hay không?
Võ tướng Vương Lân liền bước ra khỏi hàng ngũ của quan võ lên tiếng nói:
- Nước Việt đại loạn là cơ hội tốt cho nước ta tái xâm chiếm nước Việt, xin bệ hạ hãy cử đại binh sang thảo phạt họ Ngô rồi cho Công Tiễn một cái chức danh làm bù nhìn phục vụ cho nước Nam Hán của bệ hạ.
Vương Lân vừa nói xong đã có thêm hai văn võ tướng cùng bước ra khỏi hàng ngũ lên tiếng ủng hộ việc xâm chiếm nước Việt ở đất phương nam. Tướng võ nhà Nam Hán là Triệu Quang Dực một trong hai người vừa bước ra lên tiếng nói:
- Theo như tiểu tướng thấy thì những lời của đại tướng quân Vương Lân nói rất chí lý. Từ lâu nước Việt ở đất phương nam nổi danh là lắm sản vật quý hiếm, nay bệ hạ mở rộng lãnh thổ lên phía bắc thì gặp những nước quá mạnh. Bây giờ là thời cơ tốt để thu nạp đất phương nam giầu có này làm hậu binh để sau này bệ hạ thống nhất Trung Hoa lên ngôi hoàng đế.
Quan văn Lý Thư cũng lên tiếng ủng hộ việc xâm chiếm nước Việt. Thấy văn võ bá quan trong triều của mình ai cũng có ý tưởng như vậy nên Lưu Cung rất vui mừng thì quan đại phu Tiêu Ích bước ra cất giọng nói:
- Xin bệ hạ hãy xem xét lại việc tái chiếm nước Việt ở đất phương nam, bây giờ là mùa đông nên mưa rơi không ngừng trên khắp vùng đất mà quân ta chuẩn bị tiến quân. Trên bộ và cả đường biển đều rất vất vả khi hành quân dưới những cơn mưa xối xả này, với lại nước Việt xa xôi cách trở và nghe đâu tướng Ngô Quyền không phải là người dễ thuần phục. Dưới trướng của họ Ngô có rất nhiều tướng tài như Phạm Bạch Hổ, Đổ Cảnh Thạc, Trần Lãm, đáng sợ nhất phải nhắc đến mãnh tướng trời nam là Lý Đồng Nhân huynh đệ của Ngô Quyền. Chính song tướng này đã hạ sát mãnh tướng Trịnh Bảo nơi thành Đại La mấy năm về trước. Xin bệ hạ hãy cho người sang đất phương nam tìm hiểu kỹ càng tình thế của nước Việt và đợi đến mùa xuân rồi hãy xuất binh.
Khí thế đang dâng tràn của Lưu Cung như bị sối một gáo nước lạnh làm tụt cả hứng thú khi nghe vị quân sư của mình nói xong. Lưu Cung tức giận cho rằng quân sư Tiêu Ích đã làm giảm sỹ khí của ba quân nên lên giọng trách móc:
- Tiêu quân sư đã coi trọng quân của nước Việt quá rồi, đại quân của ta rất đông đảo lại thiện chiến mà lại sợ một thổ hào với quân số ít ỏi của Ngô Quyền hay sao. Đây là một thời cơ rất tốt để con ta thể hiện tài cầm quân và sau này sẽ làm vua đất phương nam.
Lưu Cung nghĩ ngơi cầm chén ngọc đựng một thứ trà hảo hạng lên uống rồi cất giọng ra lệnh:
- Nay ta phong cho thái tử Lưu Hoằng Tháo làm Nam Việt Vương, thống lĩnh hai mươi vạn đại binh theo đường biển đông xâm nhập vào đất phương nam từ Bạch Đằng Giang. Các tướng Lý Thư làm đại phu mưu sỹ việc quân, đại tướng Vương Lân làm phó soái cùng các phó tướng nhanh chóng tập hợp binh mã và chiến thuyền lập tức hành quân. Đích thân ta sẽ dẫn đại binh đóng quân ở cửa biển sẵn sàng tiếp cứu cho thủy quân của Nam Việt Vương.
Ra lệnh cho các tướng xong Lưu Cung khoát tay ra hiệu bãi triều, quân sư Tiêu Ích lòng buồn vời vợi khi can ngăn không được sự tiến quân vội vã của vua nhà Nam Hán. Biết sự tình đã rồi nên hai ngày hôm sau Tiêu Ích cáo bệnh ở lỳ trong phủ của mình không vào thiết triều. Nói về Nam Việt Vương Lưu Hoằng Tháo được sinh ra ở trong cảnh nhung lụa bao phủ nên cả ngày ham chơi lêu lổng, tính tình Hoằng Tháo thì ác độc chẳn khác gì cha mình nên thường giao du với giới võ lâm hắc đạo chuyên làm những việc luân thường đạo lý. Chuyến này Hoằng Tháo được phong làm Nam Việt Vương cai trị đất phương nam màu mỡ nên trong lòng rất vui mừng. Hoằng Tháo liền thu nạp thêm những võ sĩ cao cường trong giới hắc đạo làm cận vệ cho mình gắp rút chuẩn bị binh mã và chiến thuyền để thực hiện ước mơ làm chủ đất phương nam.
Vào lúc này tại đất phương nam, sau khi công hạ thành Đại La và giết được họ Kiều. Ngô Quyền nghe tin nhà Nam Hán chuẩn bị cho quân xâm xâm chiếm nước Việt liền cho hội các cánh quân để chống giặc ngoại xâm. Mọi tin tức của ban tế tác do tướng quân Trần Lãm thu thập từ phương bắc, được đưa về lều chủ tướng ở ngoài cổng đông thành Đại La. Khi đã biết rằng quân Nam Hán đang dùng chiến thuyền để đổ bộ vào cửa sông Bạch Đằng, Ngô tướng quân liền cho các cánh quân tiến về cửa sông Bạch Đằng để hạ trại chuẩn bị giao chiến với quân Nam Hán.
Lúc này nơi hạ trại của binh sĩ thì trời đã quá canh ba, khi đó các binh sĩ nước Việt đang ngủ say thì vẫn có những tướng quân đang thức trắng đêm để tìm ra phương cách thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh. Từ trên đồi cao nơi con sông Bạch Đằng đổ phù sa ra biển có rất nhiều tướng tài của đất phương nam đang theo dõi dòng hải triều lên xuống nơi cửa biển. Đã năm ngày nay đại tướng quân Ngô Quyền đứng nơi đó để tìm quy trình lên xuống của con nước, và hôm nay đã hiểu được mọi thay đổi của hải triều nơi đây nên đại tướng quân nở nụ cười mãn nguyện.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả.) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Lượt thích | 2 |
Lượt đọc | 9 |