Phương Nam Tướng Tài Cùng Tụ Hội. Quyết Trận Thư Hùng Với Lưu Cung.
Chương 32:
Phương Nam Tướng Tài Cùng Tụ Hội.
Quyết Trận Thư Hùng Với Lưu Cung.
Sau khi chủ tướng Ngô Quyền đi quan sát địa hình nơi cửa sông Bạch Đằng trở về liền cho triệu hồi những tướng quân của mình vào trướng để nghị sự bàn cách chống quân Nam Hán, đến khi các tướng đã có mặt đông đủ thì chủ tướng Ngô Quyền cất giọng trầm hùng lên tiếng:
- Nay quân Nam Hán thấy nước Việt xảy ra biến động nên đã lợi dụng thời cơ này đưa đại quân sang tái chiếm nước ta, vua Nam Hán là Lưu Cung đã xem thường nước Nam của chúng ta không người tài nên đã phong cho Hoằng Tháo làm Nam Việt Vương, lãnh xuất hai mươi vạn đại binh theo đường biển để tiến đánh nước ta. Hoằng Tháo là một kẻ bất tài và có tính kiêu ngạo nên cũng dễ bề đối phó, nhưng đại quân Nam Hán lại có số lượng rất nhiều và lại có chiến thuyền hổ trợ nên chúng ta phải phòng bị mọi việc để đánh bại cánh quân này. Vì vậy mấy ngày gần đây ta và các tướng quân đã xem địa hình của cửa sông Bạch Đằng rất kỹ lưỡng nay ta xin hỏi các tướng quân về mưu kế đánh giặc ngoại xâm.
Các tướng quân của nước Việt bàn tán xôn xao về cách đánh giặc Nam Hán thì Lý Đồng Nhân liền đứng dậy thưa với chủ tướng Ngô Quyền.
- Thưa Ngô tướng quân cùng các vị tướng quân, Hoằng Tháo làm đại tướng của nhà Nam Hán là một cái phúc của nước Việt chúng ta. Theo như tin từ đội trinh sát đưa về thì Hoằng Tháo sẽ cho chiến thuyền đổ bộ vào cửa sông Bạch Đằng, dùng số đông binh sĩ và được hổ trợ từ chiến thuyền để nhanh chóng đánh sâu vào trong địa phận Đằng Châu. Theo như ý của tiểu tướng thì chúng ta cho quân cắm cọc nhọn ở hai đầu nơi cửa biển rồi lợi dụng dòng thủy triều lên xuống để phá chiến thuyền, đến lúc đó thì cho quân sĩ tràn ra quyết chiến thì có thể thắng được quân Nam Hán.
Tướng quân Lý Đồng Nhân vừa hiến kế xong thì chợt nghe một giọng cười sảng khoái của chủ tướng Ngô Quyền vang lên rồi giọng nói hào hùng lên tiếng:
- Ta thật không ngờ có một mưu kế lại nghĩ giống như của ta đến như vậy, đây là lần thứ ba Lý tướng quân đưa ra kế sách đánh giặc trùng hợp một cách lạ lùng với ý nghĩ của ta. Sau khi ta đã quan sát kỹ thủy triều tại cửa sông Bạch Đằng cũng có ý đánh giặc theo phương pháp đó, nhưng trận này chúng ta phải thắng không được thất bại nên ta muốn các tướng quân cùng đồng lòng với nhau để đánh lớn trận này. Nếu chúng ta thắng được quân Nam Hán thì sẽ khẳng định được sự trường tồn mãi mãi cho dân tộc Việt ở đất phương nam, vì vậy hôm nay chúng ta dùng máu để ăn thề quyết đánh đuổi quân xăm lược Nam Hán, nếu ai ăn ở hai lòng thì trời tru đất diệt ngàn đời con cháu không ngóc đầu lên được.
Chủ tướng Ngô Quyền nói xong liền cho quân đem vào một chum rượu lớn rồi tiến đến dùng dao thích vào cánh tay nhỏ máu vào trong chum rượu, lần lượt các tướng quân nước Việt đều cho máu của mình vào chum rồi mỗi người nâng chén rượu thề uống cạn. Mưu kế đánh giặc lần này rất quan trọng nên chủ tướng Ngô Quyền mới sợ trong các tướng của mình có người ăn ở hai lòng thì quân nước Việt sẽ đại bại, nên đã cùng các tướng quân thích máu để ăn thề quyết đánh đuổi quân xăm lược Nam Hán. Sau khi uống cạn chung rượu thề, chủ tướng Ngô Quyền ra lệnh cho các tướng:
- Vì trận pháp này rất cần những binh sĩ giỏi về sông nước nên Trần Lãm tướng quân được làm tướng tiên phong, còn các tướng quân thì hãy chọn những binh sĩ giỏi bơi lội trong quân của mình để bổ sung cho quân tiên phong do tướng Trần Lãm chỉ huy. Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc thì đi thuyết phục những làng chài sinh sống ven sông nước mượng thuyền để chuyển quân đánh trận nơi cửa biển, còn tướng quân Phạm Bạch Hổ hãy cho quân lên núi tìm những cây gỗ lim đốn hạ và vót nhọn hai đầu để binh sĩ tướng quân Lý Khuê vận chuyển về cửa sông Bạch Đằng. Nhiệm vụ đóng cọc nơi cửa biển đích thân ta sẽ chỉ huy.
Các tướng quân của nước Việt liền nhận lệnh thi hành, vào những đêm khuya thanh vắng tại nơi hạ trại quân Ngô Quyền vẫn vang lên tiếng mài binh khí của những binh sĩ người dân Việt, tâm trạng căm thù giặc ngoại xâm của dân quân nước Việt được thể hiện từ những hành động mài binh khí cho sắc bén.
Trên cửa sông Bạch Đằng lúc này, những binh sĩ chờ cho con nước rút cạn liền thi nhau cắm những cọc nhọn xuống cửa biển.Rồi con nước thủy triều lên đã che giấu những cạm bẫy chết người của quân và dân nước Việt đang chờ đợi lũ cướp nước.
Nhờ những chính sách cai trị thương dân của Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ mà người dân khắp nơi trên mảnh đất phương nam đã ấm no, chủ tướng Ngô Quyền không cần vận động lương thực mà đã có rất nhiều thường dân đã tự nguyện mang những lương thực, thực phẩm cung cấp đến nơi hạ trại trên triền sông Bạch Đằng để nuôi quân, những trung niên sinh sống quanh năm trên sông nước dù đã hết tuổi tòng chinh cũng xin gia nhập vào quân Ngô Quyền để chèo thuyền đánh giặc, sự đoàn kết trong dân tộc Việt ở đất phương nam được đẩy lên đỉnh điểm khi toàn dân quyết chiến cùng quân của Ngô Quyền đánh đuổi quân xăm lược phương bắc.
Trong những đêm chờ giặc nơi cửa sông Bạch Đằng chủ tướng Ngô Quyền cứ chợp mắt là thấy một lão tiên đến báo mộng, Vị tiên tóc bạc như cước thường cầm chiếc quạt phe phẩy nói với Ngô Quyền rằng: "Chúa công có lòng thương dân tộc Việt quyết đánh đuổi quân xăm lược Nam Hán nên đã đánh động đến cả những thần thánh đất phương nam. Ta đây là một trong những vị thần cai quản vùng sông nước này, chúa công hãy an tâm đánh giặc Nam Hán. Đến khi đó ta sẽ ra lệnh cho quân âm binh cùng xuất trận để hỗ trợ cho quân của chúa công."
Giật mình tỉnh giấc chủ tướng Ngô Quyền đã thấy một bóng hình phiêu dật của lão tiên đang ung dung rời khỏi lều của mình. Đoán rằng đây là một điềm báo tốt nên chủ tướng Ngô Quyền đã cho người dựng một ngôi miếu để thờ những âm binh đã có lòng phù hộ cho quân dân nước Việt ở đất phương nam.
Trong lúc đó, tướng quân Lý Đồng Nhân nhận được một bức mật hàm của Từ đường chủ phái Cái Bang do binh lính trinh sát của tướng Trần Lãm đưa đến, sau khi xem xong bức mật hàm của Từ đường chủ thì ánh mắt của Lý Đồng Nhân long lanh khác lạ rồi nhìn ra cửa biển tự nói với mình:
- Cha mẹ và những người đã chết thảm trong Lý gia trang hãy phù hộ cho con trả được mối cựu thù này.
Thì ra những người anh em trong phái Cái Bang đã tìm được tung tích của Chiết Giang Song Ác nay báo lại với tướng quân Lý Đồng Nhân như đã hứa. Chiết Giang Song Ác nay đang phò tá Lưu Hoằng Tháo đang trên đường Nam tiến để xâm lược nước Việt ở đất phương nam.
(Các bạn đọc hết chương xin hãy để lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like để động viên tinh thần cho tác giả.) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Lượt đọc | 5 |