Đất Ái Châu Đình Nghệ Khởi Nghĩa. Linh Khí Trời Nam Đều Tán Thành.
Chương 7:
Đất Ái Châu Đình Nghệ Khởi Nghĩa.
Linh Khí Trời Nam Đều Tán Thành.
Lý Khắc Chính rút quân về thành Hạc Thọ liền cho quân phi báo cầu cứu viện với Lý Tiến đang đóng quân ở thành Đại La. Lý Tiến là thái thú Giao Châu của nhà Nam Hán, lúc này đang cho thuộc hạ thân tín áp tải gia quyến và vàng bạc về phương bắc sau khi nhận được tin họ Dương đang khởi nghĩa ở đất Ái Châu và quân khởi nghĩa đang lớn mạnh theo từng ngày.
Lý Tiến liền phong tướng Tiêu Thuần là một tướng tài của quân Nam Hán dẫn theo năm ngàn binh mã cấp tốc hành quân cứu viện cho Lý Khắc Chính ở thành Hạc Thọ. Còn phần mình thì cho quân phi báo với vua Nam Hán là Lưu Cung cho quân sang cứu viện thành Đại La.
Tại nơi đóng quân ở Suối Ngọc núi Trường Sinh, Dương Đình Nghệ cho phát lệnh khởi nghĩa rồi đem quân kéo xuống vây thành Hạc Thọ. Được tin tổng khởi nghĩa của hào trưởng Dương Đình Nghệ, các tướng quân người Việt các cứ khắp nơi trên đất Giao Châu của người Việt Thường liền hưởng ứng cùng nhau kéo quân về Ái Châu để hợp binh cùng Dương Đình Nghệ. Trong đó có Đinh Công Trứ ở đất Hoa Lư, (Ninh Bình) Đỗ Cảnh Thạc người Đỗ Động Giang, (Thanh Oai) Kiều Công Tiễn ở Phong Châu, (Việt Trì) Lý Khuê người Siêu Loại, (Bắc Ninh) Lã Đường ở Tế Giang. (Hưng Yên) Cánh quân của Phạm Bạch Hổ từ đồi Cảnh Sinh kéo xuống hợp binh vào quân Dương Đình Nghệ nâng quân số lên đến hai vạn binh mã vây thành Hạc Thọ
Lý Khắc Chính cho tướng Tiêu Thuần bày binh bố trận tại cổng đông thành Hạc Thọ để nghênh chiến cùng quân khởi nghĩa, Dương Đình Nghệ cho quân tấn công vào trận ba ngày ba đêm liên tiếp mà không phá nổi trận pháp của tướng giặc là Tiêu Thuần. Chủ tướng Dương Đình Nghệ cho đánh trống thu quân về nơi hạ trại của quân khởi nghĩa và cho mời các chư tướng đến bàn cách phá trận của quân Nam Hán.
Trong trại chủ tướng của quân khởi nghĩa lúc bấy giờ tập trung những tướng tài giỏi nhất của người Việt Thường vào thời điểm này. Ngô Quyền là con rể của chủ tướng Dương Đình Nghệ bàn cách phá trận của Tiêu Thuần đang trấn giữ thành Hạc Thọ của quân Nam Hán. Sau khi xin phép chủ tướng Dương Đình Nghệ Ngô Quyền đứng lên hiến kế phá trận:
- Tướng giặc là Tiêu Thuần đang bày trận lưỡng xà có từ thời chiến quốc. Trận pháp này lấy phòng thủ là chính nên rất khó phá, tiểu tướng từng biết được cách phá trận này của Hồ Gia Tam Tướng sống vào thời Triệu Việt Vương. Khi xưa Hồ Gia Tam Tướng đã phá trận này bằng cách đánh thẳng vào đầu rắn nơi đó là trung tâm của Lưỡng Xà Trận. Nay chúng ta hãy theo cách đánh của Hồ Gia Tam Tướng để phá trận này. Chúng ta hãy chia quân thành bốn mũi giáp công làm nghi binh cùng đánh vào trận để làm cho Lưỡng Xà Trận bị kéo giản, rồi cử các tướng có võ công dũng mãnh làm mũi tiến công thứ năm tấn công vào Lưỡng Xà Trận nhắm đến hai đầu rắn và cố tâm hạ sát được người cầm cờ lệnh thì trận pháp sẽ rối loạn, đến khi đó quân của chúng ta cùng nhau xông trận thì sẽ tiêu diệt được quân Nam Hán.
Chủ tướng Dương Đình Nghệ thấy cách phá trận của Ngô Quyền rất hợp lý nhưng vẫn hỏi ý kiến của các tướng quân đang có mặt nơi này, các tướng quân đều đồng lòng theo cách phá Lưỡng Xà Trận của Ngô tướng quân.
Sáng hôm sau, quân khởi nghĩa do Dương Đình Nghệ làm chủ tướng chia thành năm mũi giáp công đánh vào Lưỡng Xà Trận của tướng giặc là Tiêu Thuần. Lần này theo cách đánh của Ngô Quyền trận pháp lưỡng xà bị kéo giản để lộ một khoản hở ở giữa trận, thoán thấy điểm hở quan trọng này, Ngô Quyền dẫn theo năm trăm kỵ binh tinh nhuệ được chọn lựa kỹ càng từ những binh sĩ có võ công cao cường xông vào trận địch. Khi đã vào trận lưỡng xà mũi tiến công này liền chia thành hai cánh quân. Lý Đồng Nhân đem quân tấn công lên hướng bắc nơi Hà Chương đang cầm cờ lệnh điều khiển trận pháp, Ngô Quyền tiến về phía nam đánh vào Tiêu Thuần ở đầu rắn còn lại.
Hai mãnh tướng của quân Việt như hai con mãnh long xuất động, đao ra chiêu liên hoàn để dẹp đường đến đầu rắn, Lý Đồng Nhân buôn dây cung khi đã đến tầm sát thương của Nhật Nguyệt Cung Pháp. Mũi tên xé gió lao đến tướng giặc Hà Chương với tốc độ kinh khiếp, Hà Chương đê hèn liền chụp lấy một binh sĩ đang ở gần đưa lên trước để làm bia đỡ mũi tên cho mình, mũi tên do Đồng Nhân bắn ra có sức mạnh khủng khiếp, sau khi xuyên thẳng qua người lính dư lực của nó làm cho Hà Chương phải rút kiếm ra chiêu để đỡ mũi tên, Lý Đồng Nhân tung mình lên không rời khỏi lưng Huyết Long Câu, đạp bộ lên những người lính giặc mượn điểm tựa dùng Thất Tung Bộ để áp sát đầu rắn cầm đao đánh ra chiêu Cuồng Phong Dịch Chuyển. Ánh đao hai màu đỏ trắng cuộn vào nhau xoáy tròn do hai luồn nội công âm dương của Lý Đồng Nhân lao đến chín điểm để sát thương tướng giặc là Hà Chương, Hà Chương dùng kiếm pháp của mình chỉ đỡ được sáu thức còn ba thức biến chiêu của Cuồng Phong Dịch Chuyển trong Tam Sát Đao đã chém Hà Chương thành ba khúc. Thân thể Hà Chương bị chia làm ba làm cảnh tượng lúc ấy thật kinh khiếp khủng bố tinh thần quân giặc trong Lưỡng Xà Trận. Cũng trong lúc ấy, Ngô Quyền tả xung hữu đột chém tất cả những binh sĩ giặc cản đường bằng đại đao để tiến đến Tiêu Thuần đang chỉ huy trận lưỡng xà, đến khi khoản cách đã gần Ngô Quyền dùng Thất Tung Bộ rời khỏi lưng ngựa Xích Ô Câu, rồi đạp lên cổ của mình rắn lao đến đầu rắn và ra đao nhanh không thể tả chém tướng Tiêu Thuần thành hai đoạn. Lưỡng Xà Trận của Tiêu Thuần bị hai mãnh tướng phương nam đánh dập đầu nên đã vỡ trận, chủ tướng Dương Đình Nghệ thấy Lưỡng Xà Trận đã bị vỡ liền phất cờ ra lệnh cho quân khởi nghĩa tràn vào trận địch để chém giết, những binh sĩ của người Việt mang trong lòng căm thù giặc ngoại xâm đã không thể nương tay cho quân Nam Hán cướp nước, với đôi mắt rực lửa căm thù và những binh khí đã mài sắc bén được vung lên từ những cánh tay của quân Dương Đình Nghệ, quân khởi nghĩa như được các hồn thiêng sông núi nước Nam phù trợ tiếp thêm sức mạnh nên đã trở thành những hung thần giết tất cả binh sỹ nhà Nam Hán đang cố gắng tìm sự sống trong trận lưỡng xà hôm đó.
Tiếng hét thảm thiết của binh sĩ Nam Hán tử trận hòa lẫn vào tiếng trống thúc dục xông trận vang lên giữa đất trời phương nam nơi thành Hạc Thọ. Máu đã chảy thành từng dòng trên nền đất và những thi thể không đầu cứ liên tục ngã xuống của quân Nam Hán. Tướng quân Phạm Bạch Hổ và tướng quân Đỗ Cảnh Thạc của quân khởi nghĩa áo chiến bào được nhuộm đỏ từ máu của binh sĩ quân Nam Hán, đang ra ra chiêu truy sát không khoan nhượng vào những kẻ thù cướp nước phương nam của người Việt.
Từ trên thành Hạc Thọ, Lý Khắc Chính đã chứng kiến quân Nam Hán bị quân khởi nghĩa giết chết nên trong lòng trống trải như người bị mất hồn. Trận pháp lưỡng xà đã vỡ, những tướng tài của mình đã bị giết nên thành Hạc Thọ coi như là đã bị quân khởi nghĩa hạ xong. Lý Khắc Chính liền quay trở về phủ thái thú Ái Châu trong thành Hạc Thọ khi quân khởi nghĩa chưa tràn vào thành. Lý Khắc Chính bây giờ như người mất trí đã rút kiếm giết tất cả các gia quyến của mình kể cả cô tỳ thiếp mà hắn một lòng yêu thương rồi cắt cổ tự vẫn.
Quân khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ đã chiếm được thành Hạc Thọ bằng ý chí và xương máu của những con người dân tộc Việt sinh sống ở đất phương nam này. Sau khi hạ được thành Hạc Thọ, chủ tướng Dương Đình Nghệ vào vỗ về dân sinh sống ở trong thành và tuyên cáo cho những người Việt sinh sống trên toàn lãnh thổ nước phương nam biết mục đích giải phóng dân tộc của quân khởi nghĩa. Một ngày sau, chủ tướng Dương Đình Nghệ hạ lệnh cho tướng Lý Khuê cùng một ngàn binh sĩ giữ thành Hạc Thọ để làm nơi hậu phương cho quân khởi nghĩa. Sau khi tiếp nhận thành Hạc Thọ, tướng quân Lý Khuê đã trấn an dân chúng và thu dọn chiến trường, tướng quân Lý Khuê đã tích lũy được lương thực dồi dào và cho những người thợ lành nghề chế tạo dụng cụ công thành. Chỉ chưa đầy một tháng mà tướng quân Lý Khuê đã cho binh sĩ vận chuyển lương thực và xe bắn đá đi thành Đại La, để hỗ trợ cho quân Dương Đình Nghệ đang vây thành Đại La của tướng Nam Hán là Lý Tiến.
(Các bạn đọc hết chương xin hãyđể lại lời bình luận dưới bài viết hoặc một like đểđộng viên tinh thần cho tác giả) Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi An Nam Song Long Truyện.
Đăng bởi | Vannhanho |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 1 |
Lượt đọc | 16 |