Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chân tướng lịch sử

Tiểu thuyết gốc · 1583 chữ

Ngồi đình khá gần nhà, cả hai chẳng mấy chốc tới, ngồi vắt vẻo trên cành cây, vừa ngắm trăng vừa tán phét. Đang hăng say, bất thình lình một nhà sư tay cầm tràng hạt xuất hiện. Cả hai như trẻ con làm việc sai, vội vã tụt xuống, giọng lắp bắp:

“ Chúng con chào Cao tăng. Chúng con thật xin lỗi đã trèo lên, vi phạm luật cấm của làng.”

Nhà sư cũng hơi chút bất ngờ, đáp:

“ Quả là Hữu duyên. Các con có muốn nghe về sự tích ngôi đình này không?”

Tuân dù sao cũng sống hơi 20 cái xuân xanh ở đây, nói:

“ Không phải đây là nơi tưởng niệm Thượng tướng quân Vũ Công Thành - người đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.”

Cao tăng lắc đầu:

“ Đó là bề nổi mà thôi. Tòng Lệnh nghĩa là Ẩn mình đợi lệnh. Nơi còn giữ được một nghi lễ cổ xưa, đó là thờ Viêm đế Thần Nông, thủy tổ của người Việt.”

Tuân giật nảy mình, thay đổi giọng phản bác:

“ Thưa lão, nếu như người nói Tổ tiên chúng ta là Viêm Đế Thần Nông, thì chúng ta chả nhẽ là con cháu lũ người Hán kia ư. Cái bọn luôn tự xưng mình là Viêm Hoàng tôn tử.”

Quốc thấy lão già trước mắt, nhíu mày, vội đẩy thằng Tuân:

“ Không biết thì dựa cột mà nghe. Đừng chen ngang khi người khác nói vậy.”

Cao tăng hơi hoà hoãn, tiếp:

“ Tổ tiên chúng ta có nguồn gốc từ những người cổ xưa, di cư từ Châu Phi trong khoảng 60000-30000 TCN tới. Nổi bật với nền văn hóa Hòa Bình. Gọi là cư dân cổ Đông Nam Á. Sau đó lần lượt do biến động của nước biển dâng cao, nhấn chìm những vùng đất màu mỡ ( Vịnh Bắc Bộ ngày nay), cư dân cổ phải di chuyển lên vùng Động Đình, Dương Tử định cư vào khoảng 5300 năm TCN. Dưới sự dẫy dỗ của Viêm Đế Thần Nông đã xây dựng nên văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà. Sau đó khoảng 4000 năm TCN, nơi đó xảy ra hạn hán, Viêm Đế Đế Minh dẫn toàn bộ lui xuống vùng Lĩnh Nam và nước ta ngày nay. Người sinh ra Lạc Tổ. Lạc Tổ kết hôn với Mẫu Tổ u Cơ sinh ra người Việt.

Còn người Hoa Hạ hình thành khá muộn, khoảng hơn 4500 năm TCN, khi người Khương (cư dân Bắc Á có gốc Trung Á xâm nhập Bắc Đông Á) xâm nhập đồng bằng sông Hoàng Hà, kết hợp với người bản địa, hoà hợp sinh ra Tổ tiên người Hoa Hạ ( sau đó hình thành thuyết Hoa Di, chối bỏ người Khương là cội nguồn, gọi là Tây Nhung). Khi đó Viêm Đế Thần Nông đã không còn tồn tại. Mốc thời gian này cũng tương ứng với truyền thuyết về Hoàng Đế, ông đã đánh Xi Vưu tại trận Trác Lộc, đây là mốc thời gian hình thành người Hoa Hạ.

Tới khoảng 2200 năm TCN, người Hoa Hạ vào thời Tần đã đánh chiếm xuống vùng Nam Đông Á của tộc Việt, tới năm 43 SCN, thì người Việt chính thức rơi hoàn toàn vào vòng lệ thuộc dưới ách đô hộ của người Hoa Hạ. Bọn chúng tìm mọi cách đồng hoá nhưng đó là một vấn đề dễ dàng, do người Việt đã có một ý thức dân tộc rất mạnh, nên chúng đã sử dụng hai biện pháp:

+ Lùng sục sách sử, đốt sạch. Bắt đầu khởi nguồn từ phong trào Đốt sách chôn nho thời Doanh Chính

+ Lập lờ lịch sử. Đánh tráo khái niệm Viêm Đế chính là Thần Nông ( Thực ra Viêm Đế chỉ là hiệu xưng, Thần Nông là Viêm Đế đời thứ nhất), vẽ lên huyền sử về ý thức hai Tổ: Viêm Hoàng. Để thể hiện tinh thần thống nhất nguồn gốc của hai tộc người khác biệt tại Bắc và Nam Trung Quốc, trong đó Viêm Đế là Tổ của tộc Việt, và Hoàng Đế là tổ của tộc Hoa, với mục đích sâu xa nhằm đồng hóa người Việt tại vùng Hoa Nam.

May mắn là Tổ tiên ta đã lưu giữ lịch sử lại trong những câu chuyện xưa cũ Con Rồng Cháu Tiên, Họ Hồng Bàng. Mà ngày nay, nghiên cứu khảo cổ và gen đã khẳng định luận điểm trên.”

Quốc giật mình:

“ Định mệnh, thật là đám đê tiện. Nhưng sao con thấy trong Ngọc Phả Hùng Vương cũng không nghi chép? Với 18 đời vua Hùng là sao ạ?”

Cao Tăng cười:

“ Thời Minh, chúng cũng từng một lần sang nước ta, đốt sách chôn Nho, khiến lịch sử nước ta thời Lý, Trần, Tiền Lê vô cùng mơ hồ, nói chi là xa xưa hơn. Ngọc Phả soạn lại từ thời Lê Thánh Tông, không tránh khỏi sai xót. Còn con số 18 đời chỉ là con số tượng trưng, nó cũng giống bộ số 9x9 hay 3, có ý nghĩa đẹp trong lịch sử dân tộc. Con nếu để ý thì nó xuất hiện trong hành loạt truyện thời xa xưa:

+ Truyện Thánh Gióng: Thánh Gióng xin vua Hùng đúc gậy sắt 18 thước.

+ Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh: yêu cầu các chàng rể phải tìm được voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa chín hồng mao mới cho cưới Mỵ Nương.

+ Tam phủ: Trời – Đất – Nước; Sơn Tinh – Thủy Tinh – Mỵ Châu, Trầu – Cau – Vôi..

Có lẽ các cháu vẫn nghe những học thuyết nói rằng dân tộc ta bị đồng hoà. Nhưng ngẫm lại xem:

+ Về Huyết thống, người Việt là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Đông Sơn ( nền Văn hoá cuối cùng của người Việt trước khi bị Bắc Thuộc.)

+ Về ngôn ngữ, người Việt ngày nay vẫn là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á như thời kỳ văn hóa Đông Sơn và Phùng Nguyên.( phân biệt chữ viết và nói chuyện.)

+ Về văn hóa, người Việt vẫn tiếp tục giữ gìn và kế thừa rất mạnh mẽ những đặc trưng văn hóa tộc Việt, cũng như tiếp tục kế thừa những di sản của văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ Bắc thuộc và trong thời kỳ tự chủ. ( Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tục thờ trời, Bánh trưng bánh giầy..)

Hơi khẽ thở dài, tiếp:

“ Chúng ta đang nghiên cứu bộ gen người Việt. Ban đầu chỉ khoảng vài triệu mẫu, sau đó là xa hơn, khi đó những luận điệu nói rằng người Việt ta bị đồng hoá sẽ mất đi.“

Quốc cùng Tuân nghe xong đều bực tức:

“ Đáng hận. Cháu hy vọng cháu có thể trở lại, đánh cho đám Hoa Hạ đó tan nát. Trả thù mối hận năm xưa.”

Cao tăng cười:

“ Quá khử xảy ra khó mà thay đổi, chúng ta chỉ cần nhớ, không bao giờ quên, truyền lại cho thế hệ tương lai. Đừng để cái gì tốt đám người đó cũng nhận về bản thân, xong ngộ nhận. Lãnh thổ còn nhưng văn hóa mất, lịch sử quên, cũng là mất nước.”

Nghe sự răn dạy vậy, hai người vâng dạ, sau đó rời. Khi cả hai đi xa, Cao Tăng nhìn chăm chú Quốc, thì thầm:

“ Ngươi không phải quá xuất sắc, không phù hợp nhân tuyển của ta, nhưng bốn người họ đã lựa chọn trao cơ hội cho ngươi, thì ta cũng sẽ giúp. Hi vọng đừng để ta thất vọng.”

Dứt lời một ánh sáng truyền vào thân thể Quốc, vị Cao Tăng biến mất. Cũng trong lúc này, ở một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng cả nước, sư trụ trì viên tịch, tiếng mõ vang lên, tăng ni phật tử nước mắt như mưa.

Ngày hôm sau, đám cưới diễn ra, tuy số lượng ít ỏi nhưng thắng ở sự đầm ấm. Khi giờ lành điểm, dưới sự chứng kiến quan viên hai họ, nhẫn cưới được trao. Quốc cũng được họ hàng trai gái thi nhau chút cho say mèm. Tới tận tối mới tỉnh, Tuân cười:

“Muộn rồi, ở lại với vợ chồng tao, mai về.”

Quốc đáp:

“Mẹ tao vừa gọi, nhà mai có giỗ. Với xe gọi từ sớm cũng ở ngoài kia rồi.”

Biết tính Quốc, Tuân cũng không khuyên tiếp, mà đưa ra một đống túi quà, nói:

“Mày mang về cho hai bác, coi như tao báo hỷ, hôm nào hai vợ chồng tao qua.”

Trước sự nhiệt tình đó, Quốc đành phải nhận.

Xe bon bon trên đường, mà Quốc dưới men rượu nồng, rất nhanh chóng ngủ gật. Nhưng khi buổi sáng tỉnh, cả người đau nhức, quay sang nhìn bác tài nói:

“Vất vả anh, mà sắp tới Hưng Hà chưa ạ?”

“Sắp tới rồi, còn 20km nữa.”

“Đêm qua có chuyện gì không, sao cảm giác tôi đầu đau như búa bổ, mơ thấy mình như vừa trải qua vụ tai nạn.”

“Haha. Cậu uống nhiều nên mơ viển vông đó. Nếu tai nạn, chả nhẽ cậu với tôi còn sống ư?”

Quốc tựa bên cửa trầm tư, mà không để ý bên cạnh tài xế đã khẽ nở nụ cười đầy bí ẩn.

Bạn đang đọc Quan Trường Khốc Liệt sáng tác bởi nguyencongthanhhy
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi nguyencongthanhhy
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 1
Lượt đọc 25

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.