Tầng một mở siêu thị, tầng hai để ở, tầng ba đến tầng năm mở khách sạn.
Đúng lúc làn sóng lao động di cư vào thành phố, khách sạn vừa khai trương đã rất đông khách, làm ăn phát đạt đến nỗi một năm đã trả được một nửa số nợ. Cả gia đình sống dựa vào căn nhà này ở làng đô thị, cuộc sống cũng khá giả.
Vợ chồng nhà họ Hứa không muốn cho con gái thứ hai đi học đại học, ngoài việc tiếc tiền, còn có những toan tính khác. Vì chính sách kế hoạch hóa gia đình, con gái lớn Hứa Hồng Giao từ nhỏ đã được gửi nuôi ở nhà họ hàng dưới quê, sống ở đó cho đến khi con trai út Hứa Tuấn Văn học tiểu học mới về thành phố, cũng vì thế mà Hồng Giao luôn xa cách với gia đình. Đại học thi đỗ chọn trường xa xa, công việc cũng ở xa, một năm cùng lắm chỉ về nhà một hai lần.
Hai vợ chồng tính toán trong hai đứa con gái, phải có một đứa ở lại bên cạnh, nếu không sau này già rồi sẽ không có ai chăm sóc. Con gái thứ hai từ nhỏ đã sống bên cạnh họ, tâm tính tốt bụng, tính tình cũng không lạnh lùng như chị gái. Hai vợ chồng nghĩ giữ con gái thứ hai ở lại bên cạnh là tốt nhất, hơn nữa bọn họ cũng đã lớn tuổi, Tuấn Văn vẫn còn đang đi học, gia đình có sạp hàng lớn như vậy, cần người giúp đỡ.
Nếu như đã chọn đứa con gái thứ hai ở bên cạnh mình, giúp đỡ trông coi cửa hàng làm ăn, thì không cần thiết phải tốn nhiều tiền cho việc học đại học. Hơn nữa, con gái thứ hai và Tuấn Văn tuổi tác gần nhau, vài năm nữa Tuấn Văn sẽ thi đại học, lúc đó cùng lúc nuôi hai đứa con đại học, gánh nặng cũng quá lớn.
Trong chuyện này, Hứa Đức Mậu và Ngô Quế Phân đã sớm thống nhất ý kiến, một người đóng vai ác, một người đóng vai thiện. Ngô Quế Phân nằm trên giường rên rỉ mấy ngày, lúc thì kêu “đau đầu”, lúc thì kêu “đau lưng”. Hứa Thanh Lăng mềm lòng, vốn đã thương mẹ sinh ba đứa con nên bị một thân bệnh tật, trong ngoài vất vả, lại còn phải chịu đựng tính khí của bố.
Sau vài ngày ồn ào, cuối cùng Hứa Thanh Lăng vẫn thỏa hiệp.
Bây giờ nghĩ lại, kiếp trước cô thật dễ bị lừa. Lúc đó nếu cô biết đến khi Hứa Tuấn Văn thi đại học, ngay cả cao đẳng cũng không thi đậu, nhưng gia đình lại bỏ ra mười nghìn tệ để xin cho cậu vào học đại học Phát Thanh và Truyền Hình, e rằng cô sẽ tức chết.
Ba đứa con nhà họ Hứa, cuối cùng chỉ có cô không được học đại học. Chuyện này trong nhiều năm sau, vẫn luôn là một cái gai trong lòng Hứa Thanh Lăng.
Đôi khi nghe chị gái và em trai nói chuyện về cuộc sống đại học, cô chỉ biết ghen tị. Điều khiến cô khó chịu hơn nữa là, năm đó Thẩm Loan thi đậu khoa Quản Trị Kinh Doanh của đại học Cửu Giang, trở thành con nhà người ta, còn cô lại không được học đại học, ngày ngày phụ giúp gia đình trông coi siêu thị, khoảng cách giữa cô và Thẩm Loan ngày càng lớn.
Một đoàn tàu chạy vụt qua đường ray ở nơi xa, cắt ngang dòng suy nghĩ của Hứa Thanh Lăng.
Cô hoàn hồn, nhìn ánh đèn đầu tàu rực rỡ giữa bầu trời đêm tối đen. Cô vắt nước ở gấu áo và ống quần, men theo bờ đê đi về phía thành phố.
Khu biệt thự Tử Kim Sơn ở phía Đông thành phố, Hứa Đức Hữu và Phó Quyên đang ngồi bên điện thoại với vẻ mặt lo lắng.
Bình thường giờ này, hai vợ chồng đã đi ngủ từ lâu, nhưng hôm nay lại trằn trọc, cứ mãi đợi chờ tin tức.
Bên ngoài vang lên tiếng gõ cửa dồn dập, hai vợ chồng giật mình, Phó Quyên và chồng nhìn nhau: “Có phải nhà họ Thẩm phái người đến rồi không? Để em ra xem!”
Phó Quyên đứng dậy ra mở cửa, vừa mở cửa đã giật mình, một bóng người ướt sũng đang đứng trước cửa.
Hứa Thanh Lăng đi bộ nửa tiếng đồng hồ trong đêm, toàn thân ướt sũng, nhìn thím út tỏa ra khí chất dịu dàng trong ký ức, mũi cô cay cay: “Thím ơi!”
Lúc này Phó Quyên mới nhận ra là cháu gái bé bỏng đến, vừa gọi “Đức Hữu”, vừa kéo cô bé vào nhà.
Ba đứa con nhà anh cả, Phó Quyên thân thiết nhất với đứa cháu gái này. Đứa cháu gái này cũng học lớp mười hai trong trưởng cấp ba Cửu Giang với cháu trai Thẩm Loan của bà ấy. Cô bé này ngày thường ngoan ngoãn, cứ đến kỳ nghỉ là ở nhà phụ giúp anh chị trông coi cửa hàng, là một đứa con hiếu thảo.
Đáng tiếc anh chị hai năm nay làm ăn kiếm được tiền, nhưng tầm nhìn vẫn hạn hẹp như trước.
Nhìn cô bé ướt sũng cả người, như vừa được vớt lên từ dưới nước, Phó Quyên lẩm bẩm: “Con bé này, ngoài trời mưa cũng không lớn, sao cháu lại ướt hết cả người thế này?”
Cháu gái nhỏ đến vào giờ này, Hứa Đức Hữu cũng rất bất ngờ: “Có phải ở nhà xảy ra chuyện gì không?”
Nơi ở của chú thím ở khu biệt thự Tử Kim Sơn, hồi nhỏ Hứa Thanh Lăng chỉ đến vào dịp Tết, dựa vào ấn tượng còn sót lại trong đầu, cô mới tìm được đến đây, lúc này vừa mệt vừa khát.
Đăng bởi | phieuduKhadi._.1 |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian |