Người dịch: Whistle
Trên thực tế, Metternich có khổ mà không nói nên lời, dưới áp lực của giới quý tộc, ông ta đã ban hành "Luật bảo vệ lao động", từ đó kết thù với giai cấp tư bản.
Giai cấp tư bản là người dễ chọc sao?
Câu trả lời chắc chắn là không.
Sự trả thù đến nhanh như vậy, khiến mọi người không khỏi bất ngờ.
Ngày 24 tháng 11 năm 1847, ba ngày sau khi "Luật bảo vệ lao động" được ban hành, giới tư bản đã tổ chức một cuộc bãi thị, 90% nhà máy, cửa hàng ở Vienna đóng cửa trong ngày hôm đó.
Giai cấp tư sản còn gửi đơn kiến nghị lên nhà vua, yêu cầu bãi bỏ "Luật bảo vệ lao động", bãi nhiệm nội các Metternich.
Rắc rối đã đến với chính phủ Áo, thực lực của giai cấp tư bản còn mạnh hơn mọi người tưởng tượng, thậm chí có một số quý tộc không có ánh mắt cũng bị giới tư bản dụ dỗ, tham gia vào cuộc bãi thị.
Đây chính là lúc để thử thách Thủ tướng Metternich, nếu không giải quyết được vấn đề này, chẳng mấy chốc, Vienna sẽ trở nên hỗn loạn.
…
Phải nói rằng Thủ tướng Metternich vẫn có chút năng lực, chính phủ Áo lúc này cũng rất cứng rắn, hành động bãi thị của giai cấp tư bản không thể dọa được họ.
Giới quý tộc lúc này đang ủng hộ chính phủ, năng lực của họ không hề thua kém giới tư bản, những mặt hàng khác, họ có thể không có nhiều, nhưng duy chỉ có lương thực là dư dả.
Ai nấy đều là địa chủ, trong nhà còn nuôi một đám nông nô, nhà nào mà chẳng có chút lương thực dự trữ? Chính phủ thu mua một ít lương thực từ tay họ, vận chuyển đến để cứu trợ khẩn cấp, chuyện này không có vấn đề gì.
Việc giới tư bản cấu kết với nhau, muốn giữ bí mật là điều không thể, từ trước khi khủng hoảng bùng nổ, chính phủ Vienna đã bỏ tiền ra thu mua một lượng lớn lương thực từ tay giới quý tộc để dự trữ.
Ngay khi cuộc bãi thị bắt đầu, chính phủ đã bán lương thực ra ngoài, đảm bảo nguồn cung lương thực cho Vienna, chỉ là sự phồn hoa ngày xưa đã không còn nữa. Nhìn thị trường ảm đạm, rất nhiều người trong chính phủ đều lo lắng.
Bộ trưởng Nội vụ Fisher nói với vẻ mặt khó xử:
- Thưa Thủ tướng, cứ tiếp tục như vậy không được đâu, vấn đề lương thực tuy đã được giải quyết, nhưng những mặt hàng khác vẫn khan hiếm.
- Hơn nữa, hiện giờ giới tư bản đã đóng cửa nhà máy, công nhân mất thu nhập, e rằng tiền trong tay họ sẽ sớm cạn kiệt, đến lúc đó...
Metternich cười lạnh nói:
- Không cần phải lo lắng, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu, phải biết rằng, với mỗi ngày bãi thị hiện giờ, giới tư bản đều mất rất nhiều tiền, những tiểu thương sẽ không thể trụ được mấy ngày đâu!
- Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể khoanh tay đứng nhìn, chẳng phải cũng có quý tộc tham gia bãi thị sao? Ta sẽ yêu cầu Louis đi khuyên nhủ họ, nếu như họ vẫn đứng về phía giới tư bản thì sẽ bị khai trừ khỏi giới quý tộc.
- Chỉ cần có người dẫn đầu, những chuyện sau này sẽ dễ dàng hơn, giới tư bản không phải là khối thống nhất, cho dù có bất mãn đến đâu, họ cũng sẽ không để mất tiền!
...
Sự thật đúng là như vậy, làn sóng bãi thị này chỉ kéo dài chưa đầy một tuần đã kết thúc với sự thất bại của giới tư bản.
Những quý tộc tham gia bãi thị đã bị người khác thuyết phục.
Còn cần vinh quang của giới quý tộc nữa không vậy?
Vì một chút lợi ích nhỏ nhoi mà lại sa đọa đến mức hợp tác với giới tư bản, thật sự là làm mất mặt giới quý tộc.
Nhưng đây là đứng nói chuyện không đau eo, thời đại này, phần lớn quý tộc vẫn chưa trở thành nhà tư bản. Nhìn những kẻ nhà giàu mới nổi làm công thương nghiệp, trong lòng họ đã sớm không phục, lúc này, đương nhiên là phải lên tiếng chỉ trích.
Những bữa tiệc của giới quý tộc không mời họ tham gia nữa, bọn họ mời người khác, người ta cũng từ chối một cách thẳng thừng, người thân, bạn bè lần lượt đến làm công tác tư tưởng.
Những quý tộc cấp tiến đã lớn tiếng đòi khai trừ những quý tộc sa đọa này ra khỏi giới quý tộc, điều này khiến rất nhiều người sợ hãi.
Giới tư bản Áo tuy có tiền, nhưng không có địa vị chính trị! Có được một tước vị thế tập không phải là chuyện dễ dàng, nếu đánh mất, vậy thì còn gì nữa?
Không chịu nổi áp lực, các quý tộc buộc phải vạch rõ ranh giới với giới tư bản, rút khỏi cuộc bãi thị.
Thậm chí có người còn nghĩ: Tăng lương cho công nhân thì cứ tăng lương, sau này ta sẽ dùng nông nô!
Những kẻ ngu ngốc như vậy chỉ là số ít, phần lớn mọi người đều biết rằng, một khi đã thỏa hiệp, chi phí nhân công trong tương lai chắc chắn sẽ tăng lên.
Muốn dùng nông nô? Nằm mơ đi, thật sự cho rằng những lời kêu gọi bãi bỏ chế độ nông nô trong xã hội chỉ là khẩu hiệu suông, sẽ không biến thành hiện thực sao?
Đã có người dẫn đầu, bản tính trục lợi của giới tư bản đã quyết định rằng liên minh mà họ tạo ra không thể duy trì lâu dài.
Tất cả mọi người đều không phải là người vị tha, nhìn thấy có người mở cửa kinh doanh, kiếm tiền, những người khác đương nhiên sẽ cảm thấy bất mãn, tại sao chúng ta phải liều mạng để tranh giành lợi ích, còn các ngươi lại ngồi mát ăn bát vàng?
Cuộc phản công đầu tiên của giai cấp tư sản, do tổ chức không đủ chặt chẽ, không có bất kỳ ràng buộc nào đối với các thành viên, nên đã nhanh chóng thất bại.
Franz không hề cảm thấy bất ngờ trước tất cả những điều này. Trừ khi có thể cắt đứt nguồn cung cấp lương thực, than đá, những nhu yếu phẩm thiết yếu, nếu không thì khó mà khiến chính phủ Vienna thỏa hiệp trong thời gian ngắn.
Nhưng những điều này lại là điều mà giới tư bản không thể làm được, giới quý tộc Áo thời kỳ này quá mạnh, lương thực, than đá đều được sản xuất từ lãnh địa của họ, giới tư bản không bán, chẳng lẽ họ không thể tự vận chuyển đến để bán sao?
Ngươi có hợp đồng thu mua? Lúc này mà còn mong họ tuân thủ quy tắc trò chơi sao? Là người đặt ra quy tắc, họ có quyền sửa đổi quy tắc!
Đăng bởi | whistle123 |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Lượt đọc | 30 |