Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)
Phiên bản Dịch · 1214 chữ

Người dịch: Whistle

Hầu như mỗi ngày, bọn họ đều phải làm việc từ mười lăm đến mười sáu tiếng đồng hồ, làm việc nhiều, thể lực đương nhiên sẽ tiêu hao nhanh, năng lượng cần bổ sung đương nhiên cũng không ít.

Điều này có thể thấy rõ qua tuổi thọ, lao động nặng nhọc khiến tuổi thọ trung bình của công nhân chưa đến 40 tuổi, thậm chí nhiều ngành lao động chân tay còn dưới 35 tuổi.

Năm 1846, do nắng nóng và hạn hán, lúa mì và các loại đậu bị mất mùa, nguồn lương thực chính của nước Pháp bị đe dọa nghiêm trọng, khiến giá lương thực tăng vọt.

Năm 1845, giá 100 lít lúa mì là 17,15 Franc, đến năm 1847 đã tăng lên 43 Franc, ở tỉnh Rhine tăng vọt lên 49,5 Franc, một số nơi thậm chí còn vượt quá 50 Franc.

Đặc biệt, ở miền Bắc và Đông Bắc nước Pháp, giá ngũ cốc nói chung đã tăng từ 100% đến 150%, giá bánh mì tăng gấp 2 lần.

Cái gì cũng tăng, chỉ có lương là không tăng, cuộc sống của giai cấp công nhân đương nhiên là khó khăn hơn.

Nhà dột còn gặp mưa, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1847 của Anh lại lan sang nước Pháp.

Giá lương thực tăng cao chả liên quan gì đến nông dân, sản lượng lương thực giảm khiến thu nhập của họ giảm mạnh, sức mua trong nước Pháp giảm.

Trong bối cảnh đó, hàng công nghiệp giá rẻ của Anh tràn vào, ngành công thương nghiệp của Pháp ngay lập tức bị giáng một đòn cảnh cáo.

Năm 1847, sản lượng công nghiệp của Paris là 1,463 tỷ Franc, đến đầu năm 1848 đã giảm xuống còn 677 triệu Franc.

Giảm một nửa rồi còn giảm thêm 10%, chỉ cần nhìn vào con số này cũng đủ biết ngành công thương nghiệp của Pháp đang lao đao như thế nào, chỉ trong vòng một năm, đã có hàng nghìn doanh nghiệp ở Pháp phá sản.

Phía sau sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, đương nhiên là sự ra đời của một đội quân thất nghiệp, mâu thuẫn xã hội ở Pháp ngày càng gay gắt.

Trong bối cảnh đó, Quân chủ tháng Bảy không những không đưa ra được biện pháp hữu hiệu nào mà ngược lại còn tham nhũng tràn lan, bê bối liên miên.

"Luật bảo vệ lao động" do chính phủ Áo ban hành sau khi truyền đến Paris đã nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong giai cấp công nhân.

Chính phủ Paris khi nhận ra thì đã muộn, muốn phong tỏa tin tức cũng không kịp nữa, tất nhiên, bản thân bọn họ cũng không có năng lực chấp pháp như vậy.

Các cuộc bãi công quy mô lớn của công nhân bắt đầu bùng nổ từ Paris, nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Pháp, đồng thời lan sang cả các khu vực khác của châu Âu.

Đồng thời với cuộc tổng bãi công của công nhân, nông dân cũng nổ ra phong trào chống đói, từ tháng 7 năm 1847, do mất mùa và khủng hoảng nợ nần, nông dân phá sản đã dấy lên làn sóng cướp lương thực.

Bọn họ đập phá trang viên của địa chủ, chiếm cửa hàng lương thực, đánh chết những kẻ đầu cơ lương thực. Phong trào này còn lan sang cả thành thị, công nhân thất nghiệp không chịu nổi cơn đói cũng gia nhập vào, sử sách gọi là "Bạo loạn bánh mì".

Trật tự xã hội liên tục sụp đổ cũng khiến cho giai cấp tư sản bất mãn với chính phủ.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, ai cũng bị thiệt hại nặng nề, bọn họ vừa mới định kiếm một khoản từ lương thực để bù đắp tổn thất, kết quả lại phát hiện ra nông dân Pháp quá hung hãn, sức chiến đấu của giai cấp công nhân cũng rất mạnh, bọn họ không mua được thì trực tiếp cướp, vậy thì còn để cho giới tư bản sống nữa hay không?

Lúc này, giai cấp tư sản Pháp cũng chia rẽ, ngoại trừ một bộ phận đã thu được lợi ích, thì phần lớn đều là người chống đối Quân chủ tháng Bảy.

Bao gồm phe đối lập và phe cộng hòa, trong đó phe cộng hòa lại chia thành phái "Báo Nhân dân" và phái cải cách. Mặc dù đường lối chính trị của các phe phái khác nhau, nhưng để chống lại Quân chủ tháng Bảy, bọn họ đã tạm thời đứng về phía nhau.

Sự bất tài của chính phủ Guizot có thể thấy rõ, phe đối lập đã phát động 70 cuộc họp mặt lớn nhỏ trên toàn quốc, rất nhiều nơi công khai hô vang khẩu hiệu cách mạng, vậy mà lại không bị đàn áp.

Sự bất lực của chính phủ đã khiến cho những người theo chủ nghĩa cách mạng nhìn thấu thực hư của bọn họ, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Đối với người dân Paris, biểu tình giống như cơm bữa. Ngày 22 tháng 2 năm 1848, do bất mãn với việc chính phủ cấm Phong trào Yến tiệc, người dân Paris đã xuống đường biểu tình phản đối.

Chuyện gì đã xảy ra, Franz không rõ. Tóm lại, lịch sử dường như đã thay đổi một chút, tối hôm đó, người dân Paris đã khởi nghĩa, Cách mạng tháng Hai bùng nổ.

Sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, đội ngũ cách mạng nhanh chóng lớn mạnh, sinh viên, công nhân, thị dân, nhà tư bản đều tham gia vào, tất nhiên, rất ít nhà tư bản cầm vũ khí ra trận, bọn họ đều ủng hộ từ phía sau.

Chính phủ Guizot bị đánh thức bởi cuộc cách mạng, vội vàng điều động quân đội đi đàn áp, đáng tiếc, bọn họ đã đánh giá thấp tình cảm quân dân như cá với nước của nước Pháp.

Ngay cả trong quân đội cũng không ít người ủng hộ cách mạng, phần lớn quân đội Vệ binh Quốc gia đều từ chối thi hành mệnh lệnh đàn áp cách mạng của chính phủ, còn có một bộ phận quân đội trực tiếp đào ngũ.

Những chuyện sau đó, Franz chỉ có thể tự mình tưởng tượng, muốn có được thông tin tình báo chi tiết hơn là điều không dễ dàng.

Tóm lại, chiều ngày 23 tháng 2 năm 1848, Quốc vương Louis-Philippe của Pháp, để xoa dịu tình hình, đã cách chức chính phủ Guizot, bổ nhiệm người theo chủ nghĩa tự do Murray thành lập nội các mới, âm mưu dập tắt cơn thịnh nộ của giai cấp tư sản.

Theo Franz, sau khi Cách mạng Paris bùng nổ, sai lầm lớn nhất của Louis-Philippe là không kiểm soát được quân đội ngay từ đầu.

Lúc này, phần lớn quân đội Pháp chỉ là thông cảm với những người theo chủ nghĩa cách mạng, chứ không phải là đã gia nhập phe cách mạng. Bọn họ cũng không phải là phản hoàng, hoàn toàn có thể mua chuộc được.

Bạn đang đọc Đế Quốc La Mã Thần Thánh (Dịch) của Tân Hải Nguyệt 1
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi whistle123
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 32

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.