Nghe kể đã thấy không may mắn rồi 2
Chương 14: Nghe kể đã thấy không may mắn rồi 2
Người dịch: PrimeK
Xảy ra chuyện kinh khủng như vậy và phải trông cánh cửa sổ vỡ, Nhiếp Cửu La không tài nào ngủ tiếp được.
Trời tờ mờ sáng, cô nhận được tin tức của "bên kia": Trước mắt các bệnh viện lớn của huyện Thạch Hà và các huyện lân cận đều không có ai bị chọc mù mắt đến khám.
Bị thương nặng như vậy lại không tới bệnh viện lớn khám, quả là tự tìm đường chết. Trừ trường hợp gã đó có bạn biết phẫu thuật và nhờ người ta xử lý vết thương cho, nhưng tỉ lệ ấy quá nhỏ.
Nhiếp Cửu La gọi cho tiếp tân nói rằng mình lỡ làm vỡ cửa kính, sẵn lòng bồi thường mọi chi phí, nhờ bên khách sạn mau chóng cho người tới sửa hoặc đổi phòng khác giúp cô.
Chín giờ sáng, công ty du lịch gọi điện tới bảo rằng từ nay trở đi hành trình đi lại của cô sẽ do chú Tiến đảm nhiệm và lúc này chú đã đợi ở dưới bãi đỗ xe rồi.
Nhiếp Cửu La rửa mặt rồi đi xuống. Sau khi lên xe, chú Tiến không vội xuất phát mà tự giới thiệu trước. Ngoài việc nhấn mạnh rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm, chú Tiền còn cảm thán dăm câu về tình huống của Tôn Chu, nói là người nhà anh ta cũng không liên hệ được, sáng sớm đã bàn nhau đi báo cảnh sát.
Họ cũng báo cảnh sát thì tốt rồi. Hai bên cùng báo, cảnh sát sẽ càng chú ý hơn.
Kết thúc màn chào hỏi, hành trình hôm đó cũng bắt đầu. Vừa cho xe chạy, Chú Tiến vừa đưa mấy tờ giấy về phía sau:
"Cô Nhiếp, cháu xem thử hành trình hôm nay đi".
Chỉ là hành trình trong một ngày thôi mà cũng phải in ấn cẩn thận.
Nhiếp Cửu La nhận lấy. Đây là hành trình do công ty du lịch tự in ấn, tuyến đường đi rất đơn giản, chỉ có đường quốc lộ, sông suối và mấy đích đến thôi.
Bình thường dẫn khách đi thăm quan đều có người giới thiệu miệng như địa phương có truyền thuyết, nhân vật lịch sử nào. Tất nhiên chú Tiến đã nhớ nằm lòng quy trình đưa khách đi thăm quan, đang hắng giọng chuẩn bị bắt đầu, trước mặt bỗng có người quay đầu xe làm chú phải dừng lại.
Nhiếp Cửu La ngẩng đầu lên nhìn, ánh mắt bị thu hút bởi chiếc xe địa hình màu trắng của Viêm Thác. Anh cũng có mặt, đang mở cửa xe chuyển chiếc vali đêm qua cô trông thấy vào hàng ghế sau.
Bãi đỗ xe có mỗi mấy người, hiển nhiên chú Tiến cũng trông thấy anh.
"Chắc chắn trong vali có đồ quan trọng".
Nhiếp Cửu La tò mò:
"Sao chú biết?".
Chú Tiền trả lời đâu vào đấy:
"Xe cậu ta lớn thế kia, nhiều hành lý cỡ nào cốp xe cũng chứa được. Bình thường người ta đều bỏ hành lý vào cốp sau mà, làm gì có ai bỏ trong xe. Không phải đồ quan trọng đã chẳng phải nâng niu như vậy”.
Trên đường đi, Chú Tiền tiếp tục công việc:
"Cô Nhiếp, hôm nay chúng ta sang thăm miếu ở huyện, đi đường tỉnh, cả đi cả về là hơn trăm cây số. Bên đó có hai ngôi miếu đạo sĩ và một miếu hòa thượng. Cháu có thể xem tuyến đường trên giấy, tờ có đường quốc lộ ấy".
Nhiếp Cửu La tìm tờ giấy đó theo lời chú.
"Cháu có chú ý tới cái thôn ngay bên miếu không? Thôn có cái tên rất đặc biệt ấy?".
Nhiếp Cửu La liếc qua.
"Là thôn "Răng Cửa" phải không ạ?".
Dưới sự làm nền của những cái tên như "cầu Bảy Dặm", "kênh Lý Gia", "trại Vương Gia", cái tên "thôn Răng Cửa" như một dòng suối trong, rất ư là nổi bật.
Chú Tiền hứng khởi:
"Cháu biết vì sao nó tên "Răng Cửa" không?".
Nói thật, cách vào đề của Chu Tiền rất gượng, y như học thuộc lòng vậy. Nhiếp Cửu La thấy buồn cười nhưng người ta đã cố gắng tạo không khí, cô cũng không nỡ đả kích đối phương:
"Vì sao ạ?".
Hay lắm, khách hỏi rồi. Làm hướng dẫn viên chỉ sợ khách không hợp tác, cả đường đi có mỗi mình độc thoại.
Chú Tiền đáp:
"Tên này có lai lịch hẳn hoi đấy. Có hai cách giải thích, một là nước giếng trong thôn không tốt, uống vào hỏng răng. Người trong thôn đều có răng cửa lớn".
Nhiếp Cửu La cười:
"Cách giải thích này...gượng ép quá".
Nước làm hỏng răng thì có nhưng hỏng phải hỏng cả hàm chứ chưa nghe nói trường hợp hỏng mỗi răng cửa.
"Quanh đây nhiều núi mà nên một cách giải thích khác là thôn Răng Cửa nằm dựa vào núi, ngọn núi ấy thẳng đứng lại có một khe nứt ở giữa trông rất giống hai chiếc răng cửa".
Nhiếp Cửu La hỏi:
"Chú đã tới đó bao giờ chưa?".
"Bình thường chẳng ai đến đó cả. Nơi đó chỉ có mỗi cái tên hay hay thôi chứ thôn nhỏ, không có phong cảnh gì".
Nói tới đây Chú Tiền sực tỉnh.
"Cô Nhiếp, có phải cháu muốn tới đó xem không? Nếu cháu muốn chú sẽ vòng qua đó, cũng không khó khăn gì".
Nhiếp Cửu La lắc đầu:
"Không đâu, tốt nhất chú cũng đừng qua đó. Nghe kể đã thấy không may mắn rồi".
Chú Tiền nổi tính tò mò:
"Sao lại không may mắn?".
"Chú chẳng bảo thôn dựa núi, núi như hai chiếc răng cửa đó thôi? Răng liền miệng, thôn sinh sống ngay bên miệng như sắp bị nuốt vào trong vậy. Phong thủy không tốt, không may mắn".
Chú Tiền tặc luỡi.
"Ừ, có lý".
Nhưng trong bụng lại nghĩ thầm: Con bé này còn trẻ mà sao lại mê tín thế.
..
Đăng bởi | 0904253568 |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Lượt đọc | 19 |