Sống lại
Giờ khắc huy hoàng ai cũng có, qua mấy năm đỉnh cao, nhà máy dệt sợi rất nhanh rơi vào cảnh khốn cùng.
Đặc biệt là vào những năm 1990, nhà máy dệt sợi như ông già trong những năm tháng xế chiều, một số người không làm việc, một số thì nhượng quyền bán đi công việc, một nhóm lần lượt rời đi. Trong quá trinh này công việc đầu bếp trong nhà ăn của mẹ Giản Lê Vương Mộng Mai bị mất, trờ thành công nhân bị sa thải. Còn phụ thân Giản Lê, trong thời gian sắp tới cũng sẽ trờ thành công nhân bị sa thải.
Những người đã làm việc trong nhà máy hơn nửa đời người, họ chưa bao giờ nghĩ rằng nhà máy quốc doanh sẽ sụp đổ trong một này nào đó. Bọn họ làm công nhân nhiều năm, đến cuối cùng, trở thành người mà bọn họ hay nói ngoài miệng "Vô công rỗi nghề".
Rất nhiều người không thể chấp nhận biến cố đột ngột như vậy, mà cha của Giản Lê cũng trong số đó.
Cha Giản đã làm việc ở nhà máy dệt sợi thành phố Đào hai mươi năm, từ lúc ông còn hơn mười tuổi đến bây giờ, ông không bao giờ nghĩ tới một ngày nhà máy dệt sợi sẽ đóng cửa.
Nhưng ngày đó không còn xa.
Cuối năm sau, nhà máy sợi dệt không thu hồi được tiền hàng của lô hang được vận chuyển về phía nam, tài chính nhà máy liền gãy, nhà máy vật lộn thêm mấy tháng, nhưng không chịu nổi cuối cùng sụp đỗ. Đánh dấu sự kết thúc của nhà máy quốc doanh.
Giản Lê thở dài một hơi.
Đời trước cha đột ngột bị sa thải khiến tinh thần sa sút, ông bị áp lực cuộc sống đè nặng, nên rất nhanh quyết định đi học lái xe. Ông đã chi vài ngàn tệ để lấy bằng lái, gần như dùng hết toàn bộ tiền tiết kiệm có được, mà vẫn còn nợ không ít.
May thay, bằng lái thuận lợi lấy được, mặc dù phải tốn tiền lấy giấy phép thuê xe, thậm chí phải thế chấp căn nhà, nhưng vào những năm 1990 lái taxi vẫn có thể kiếm ra tiền, rất nhanh tiền đã được kiếm về.
Trọng trách trên vai ông càng nặng, ông một giây cũng không dám ngừng kiếm tiền, người khác chạy một ngày tám chín giờ, ông mỗi ngày chạy ở bên ngoài mười lăm mười sáu giờ, thậm chí ba bữa cơm cũng tùy tiện ăn. Trong khoảng thời gian này ngay cả thời gian ngủ cũng không có, chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền càng nhanh càng tốt.
Sau một năm, Giản Phong dựa vào lái xe kiếm tiền, ông trả hết khoản nợ và lấy được giấy tờ nhà đã thế chấp.
Qua hai năm vất vả cực nhọc, Giản Phong liền muốn mua một chiếc xe tự mình chạy, đây cũng là chuyện thường tình. Giấp phép thuê taxi thật sự quá đắt, năm sau so với năm trước càng đắt. Không những đắt, mà xe taxi trong công ty còn phải bảo trì, tiền bảo trì hàng năm tiêu không ít.
Đối với các công nhận bị sa thải, hay đàn ông tuổi tráng niên không tìm được công việc ở nhà máy, vợ lại không thể ra ngoài làm việc, thì nghề lái taxi trở thành công việc không tồi để kiếm tiền.
Giản Phong thương lượng cùng vợ, liền quyết định mượn một khoản tiền mua một chiếc xe thuộc về mình.
Chỉ là lần này, ông lại ra một quyết định sai lầm.
Một người bạn thời niên thiếu cùng ông làm việc trong nhà máy dệt sợi đang làm công việc buôn bán xe cũ, với vẻ mặt khá thân thiện giới thiệu một chiếc xe cũ cho ông.
Mặc dù ông vô cùng cẩn thận, nhưng trong tâm của ông, ông không bao giờ nghĩ rằng người bạn thời niên thiếu lại có thể lừa ông một vố lớn như vậy.
Bán cho ông một chiếc xe gây ra tai nạn chết người. Chưa đầy ba tháng, chiếc xe tang vật này bị nhà nước thu.
...
Từ đó, nhà Giản không thể vực dậy được nữa.
Xe không thể lấy về, tiền cũng biệt tâm.
Giản Phong đối mặt với sự phản bội, cùng chuyện lớn chuyện nhỏ xảy ra, lòng đầy nhiệt huyết hăng hái của ông bị mài mòn đến chẳng còn sót chút gì.
Hơn nữa Vương Mộng Mai không cho ông nhắc đến.
Theo lời Giản Lê, chính là mẹ cô là một người cực ghét làm việc nào không chắc chắn mang tính phiêu lưu.
Bất cứ chuyện gì, chỉ cần có một xíu rủi ro, thì bà cho rằng là không nên làm.
Ngày ngày trả nợ khiến Vương Mộng Mai sợ hãi, cũng khiến bà càng sợ lòng người gian trá.
Bà mở một quầy bánh nướng, và giao cho Gian Phong công việc giao nhận hàng cho nhà phân phối gia vị.
Trải qua nhiều năm, Giản Lê chưa từng nói điều mẹ cô làm là sai.
Cho dù mẹ cô nhúng tay vào nhiều quyết định trong cuộc sống của cô, sau khi cuộc thi đại học kết thúc lấy cái chết bắt cô phải điền nguyện vọng vào trường sư phạm, sau khi tốt nghiệp phải làm giáo viên. Khi đi làm được vài năm, nhiều lần yêu cầu cô về nhà xem mắt...
Giản Lê đều có thể hiểu được.
Một người có thể sống được bao nhiêu năm.
Cha mẹ dành hơn nửa đời người trong nhà máy, nửa đời sau trong xã hội vật lộn kiếm ăn.
Vương Mộng Mai đã từng thử, nhưng kết quả phải thắt lưng buộc bụng để trả nợ trong mười năm. Vương Mộng Mai từ bỏ, bà chết sống phải bảo vệ chặc chẽ gia đình nhỏ của mình, không dám mạo hiểm phiêu lưu thêm một lần nào nữa. Làm một người mẹ khó tính, bà không còn tin tưởng bất kì ai, thậm chí ngay cả chồng và con gái bà. Về sau cuộc sống dễ dàng hơn, nhưng bà vẫn cố bám lấy quan điểm của riêng mình, trong tâm trí nghèo khổ chịu đựng nhấm nuốt nổi đau.
Năm khó khăn nhất là năm trước tết trả xong khoản nợ, sau đó ngay cả chút thịt cũng không có tiền mua.
Tết năm đó, Vương Mông Mai chỉ có thể mua hai cái đùi gà về nấu canh.
Đêm đó, bên ngoài tiếng pháo nổ lách tách bùm bùm, nhà bọn họ uống canh gà mang theo vị chua chát.
Giản Phong không thể vượt qua nỗi đau này, ông đã mất đi cảm giác tồn tại trong ngôi nhà này.
Rất nhiều đêm tối, Giản lê đều nghe tiếng thở đè nén của cha phòng kế bên.
Đó không phải là thở dài, mà là loại uất khí từ trong lồng ngực chèn ép ra.
Nó rất khẽ.. nhưng lại khiến ông không thở nổi.
Lại nói, chính bản thân Giản Lê cũng bị ảnh hưởng từ cơn bão từ gia đình.
Nhìn gương mặt tròn mập trong gương, cùng với thành tích bài thi học kỳ, Giản Lê thở dài một hơi.
Cân năng 80kg, bài thì mười tám điểm.
Ừm....
Đăng bởi | 舒舒1503 |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian |