Cổ trùng
Lương Thiện quán.
Tiếu An sau khi rót nước uống xong thì cũng đã là cuối giờ Tuất (Từ 19 giờ đến 21 giờ là giờ Tuất, cuối giờ Tuất là 20 giờ 20 đến 21 giờ, đầu – giữa – cuối các giờ được chia đều thành 40 phút). Thời đại này không có ti vi, điện thoại hay các thiết bị nên người dân ở đây ngủ rất sớm. Bù lại ở đây lại có thanh lâu, trà quán, sòng bạc,… Thanh lâu, sòng bạc ở thời đại này được hoạt động công khai, không như thời hiện đại bị cấm. Trà quán thì chỉ mở ban ngày, thường là cho các sĩ tử, học sĩ giao lưu. Buổi tối cũng sẽ mở tuy nhiên thường vào các dịp đặc biệt.
Tiếu An thì không tham gia các trò nêu trên. Hắn được dạy dỗ, học hành đúng chuẩn mực “con nhà người ta” nên tất nhiên biết đâu là cái cần học, cái cần tránh. Vả lại, muốn sống tại thế giới này hắn cần học nhiều thứ hơn. Cái đầu tiên, để tránh bị phát hiện hắn nhập hồn cái cần học chính là vẽ bùa. Đây là thứ căn bản của Lương Thiện quán. Vẽ bùa thời đại này thực tế giống như một trò hề giả tạo, mê tín dị đoan. Nhưng lại là món nghề kiếm ra tiền.
Thời đại nào cũng vậy, đi song song với khoa học chính là tôn giáo và tâm linh. Chẳng ai phủ nhận nổi sự song song đi liền kề của các vấn đề trên. Có những sự kiện, hiện tượng khoa học có thể chứng minh được, nhưng cũng có những thứ cần đến tâm linh và tôn giáo. “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” – Karl Marx nói. Tôn giáo chính xác được coi như một liều thuốc xoa dịu những nỗi đau hiện tại.
Vẽ bùa thời đại này là việc dùng bút lông và chu sa (Loại khoáng vật Cinnabarit của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên, có màu đỏ). Sau đó vẽ lên giấy hoàng chỉ (Một loại giấy chuyên để vẽ bùa). Tuy nhiên, công việc vẽ bùa không chỉ đơn giản như thế. Sau khi vẽ xong, cần niêm quang tức yểm, trấn bùa. Theo hắn hiểu chính là dùng thần niệm để tăng sức mạnh của bùa chú. Tuy nhiên, đây là lý thuyết, còn thực tế thực hiện khác xa tưởng tượng. Hắn còn chẳng biết thực sự sử dụng thần niệm như thế nào. Hướng dẫn của việc sử dụng thần niệm từ ký ức của cơ thể cũ: “Tập trung tâm niệm của bản thân, tích góp thành luồng năng lượng rồi chuyển hóa năng lượng này thành một thần niệm từ cơ thể chuyển đến tay rồi trú vào bùa đã vẽ”. Lý thuyết rất rõ ràng, chỉ là khi thực hiện hắn chẳng hiểu nên làm như thế nào. Về vấn đề này, ý thức của cơ thể cũ cũng không có nên buộc hắn phải tìm hiểu.
Tiếu An sau khi thực hiện vẽ xong một tấm bùa, loại hắn vẽ là bùa Bình an – loại bùa dễ vẽ nhất trong các bùa hắn biết. Tiếp đến, Tiếu An đặt bùa trải thằng lên mặt bàn rồi rồi nhắm mắt tưởng tượng, tập trung tụ khí, vận khí chuyển bàn tay từ năm ngắn thành hai ngón chỏ và giữa rồi chỉ tay vào tấm bùa. Rồi, chẳng có gì xảy ra cả. Không một phản ứng. Thật mơ hồ. Hắn dùng hai tay võ đầu, bứt tai. Chẳng hiểu các lão đạo sĩ tiến hành ra sao. Chứ hắn thì hắn chịu. Trò phi thực tế như này hắn chẳng làm nổi.
Tiếu An sau khi thất vọng lần thứ nhất có tiến hành thử lại vài lượt, nhưng trừ việc vết mực chu sa bị tay hắn tì lên làm nhòe còn lại chẳng có một động tĩnh hay phản ứng nào. Làm đi, làm lại vài lần không thành nên hắn lên giường đi ngủ - việc dễ nhất hắn có thể làm.
Hắn ngủ đến khi giờ Mão thì tỉnh (5 giờ đến 7 giờ sáng). Hắn dậy rồi đi vệ sinh cá nhân. Thời đại này không có kem đánh răng nên mọi người thường dùng dược cao. Dược cao thực chất là các vị thuốc trư nha, tạo giác, gừng, khai ma, thục địa hoàng, mộc luật, tảo liên lá sen và muối qua xử lý rồi trộn lẫn với nhau). Dược cao được dùng cùng cành dương liễu vuốt dẹp một đầu (Như một chiếc bàn chải đánh răng)
Khi hắn đang dùng dược cao và cành dương liễu để đánh răng thì nhóm bốn người gồm: ba tiểu đồng chính thức và một đạo sĩ tên Thiên Trúc vừa đi phát quang về. Trong số 4 người này, Tiếu An “cũ” có vẻ thân nhất với Thiên Trúc, với ba tiểu đồng chính thức kia Tiếu An cũng có quen biết, tuy nhiên ít đi giao lưu. Chẳng phải tự dưng mà đi phát quang chỉ có ba người. Nhưng Tiếu An hắn không quan tâm, việc ai kẻ đó làm, đôi khi không nên liên quan quá nhiều không sẽ thành “bất đắc kì tử”. Thấy bốn người về, Tiếu An gật đầu coi như chào hỏi, sau đó đi rửa mặt để chuẩn bị ăn sáng.
Tại Lương Thiện quán, việc ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đều có người làm thực hiện, chủ yếu là một số tín đồ của đạo giáo, tôn sùng nên vào làm. Riêng vấn đề này được người đứng đầu quán quản lý, giao cho một người được gọi là Tôn Thúc. Tôn Thúc là con họ hàng xa của người đứng đầu Lương Thiện quán. Tôn Thúc mới đến Lương Thiện quán được 3 năm nhưng đã thể hiện rõ mình là người có tầm nhìn, nhìn xa trông khá rộng. Tuy nhiên, ở đời trời không cho ai tất cả mọi thứ. Tôn Thúc có tật hay đi uống rượu, uống rượu thì cũng thôi đi, lại kèm theo thói thích chơi gái sau khi uống rượu nên đã có lần mang gái thanh lâu về quán chơi và bị người đứng đầu cho một trận ra trò, từ đó Tôn Thúc cũng hạn chế.
Tiếu An về đây cũng lâu năm, tuy nhiên cũng không thân thiết với và qua lại với Tôn Thúc. Chỉ có lời chào, cái gật chứ chưa thực sự nói chuyện bao giờ. Đấy là với cơ thể cũ, còn với ý thức mới thì hắn cũng kệ. Thà bớt một chuyện còn nhiều hơn một chuyện, dễ chết sớm, không nên. Tiếu An ăn sáng xong đã đến giờ Thìn. Bình thường tiểu đồng ở Lương Thiện quán ngoài giúp việc cho các đạo sĩ thì còn phải học vẽ, viết chữ, đọc sách kinh thư,… và quan trọng như trên đã nhắc – Đó là vẽ bùa. Nguồn thu lợi chính của Lương Thiện quán và cũng nét đặc trưng của Đạo giáo.
Chính vì cái lẽ ấy mà Tiếu An hiện tại đang sốt sắng. Hắn thừa hưởng cơ thể này thật nhưng ý thức thì không bao nhiêu. Ẩn mãi đi chăng nữa mà không diễn đúng vai thì sớm muộn hắn cũng bị phát hiện. Vì lẽ sinh tồn, hắn đã tiến hành việc mà ai cũng trải qua một lần: Học lỏm. Học lỏm từ 03 tiểu đồng chính thức. Nhưng vấn đề nảy sinh là học lỏm vào thời điểm nào là thích hợp. Và cách các cổ nhân đã dạy nó là vào lúc người khác làm. Nên hắn chờ lúc các tiểu đồng sau giờ ăn sáng sẽ bắt đầu sắp xếp để vẽ bùa hoặc học vẽ tranh.
Chờ đúng thời điểm sau giờ ăn sáng, Tiếu An theo chân 03 tiểu đồng này đến phòng chung của đạo quán nơi mọi người sinh hoạt tập thể và học tập. Đạo quán cũng lớn tuy nhiên lượng tiểu đồng ít, cũng có thời gian có tiểu đồng hỏi chủ quán về việc này tuy nhiên chỉ được trả lời rằng do chưa gặp người hữu duyên nên chưa nhận, và bọn hắn là những kẻ có duyên với bổn quán. Câu chữ là vậy, nhưng Tiếu An không có tin vì trên đời này làm việc gì mà không có lý do cơ chứ. Nên là chỉ cúi đầu nghe chủ quán nói, chứ làm gì dám ý kiến, thời đại phong kiến, không có mấy ai trọng câu “bình đẳng” cả, người có tiền mới dám nói hai từ ấy. Mà có tiền họ còn đấu đá ác hơn, thời đại hạ thủ vi cường không thể nói mồm được, kẻ có thực lực mới có tiếng nói. Nhưng đấy là xã hội, còn hắn thì không lo đến việc ấy, phải lo cái trước mắt.
Theo chân các tiểu đồng vào phòng chung, Tiếu An lần này không ngồi cách bàn với 03 tiểu đồng nữa mà ngồi sát bàn với một tiểu đồng. Hắn nhớ tiểu đồng này tên Kiều Phú cũng cùng tuổi hắn, nhưng vào sớm hơn hắn 1 năm. Người này tính tình ít nói, khuôn mặt phúc hậu, cũng được coi là tâm phúc của Đạo quán. Tiếu An lựa ngồi gần Kiều Phú, rồi tranh thủ giấy bút chu sa, và ngó nghiêng nhìn, chờ Kiều Phú động bút. Chờ khoảng 3 phút thì Kiều Phú bắt đầu vẽ bùa, bùa Phú vẽ là loại bùa đơn giản nhất – Bùa Bình An. Vẫn là nét vẽ theo hướng “lục bút”, Phú vẽ rất nhanh, nét vẽ trôi chảy cũng cơ bản như hắn vẽ, nhìn kĩ thì kỹ thuật không khác là mấy tuy nhiên vẽ xong, Kiểu Phú chỉ để lá bùa Bình An qua một bên rồi tiếp tục vẽ tiếp tấm thứ 2, không có chút động tĩnh gì sẽ niệm quang.
Lúc này hắn mới thật sự chán trường, chẳng nhẽ do mình đã quá lo sợ mà phải nghĩ sẽ cần niệm quang hay thần thánh hoá việc vẽ bùa này. Các tiểu đồng khác ngoài hắn cũng chỉ thực hiện không khác mấy thủ thuật cơ bản theo sách hướng dẫn.
-“Đa nghi quá rồi…” – Hắn thở dài ngao ngán.
Hiểu sơ qua vấn đề, Tiếu An yên tâm phần nào nên lặng lẽ tự học và thự vẽ bùa. Khi vẽ đến tấm bùa thứ 10 thì đã gần đến giờ Ngọ, mặt trời lên cũng đã gần đỉnh sào. Tiếu An nhớ ra có đọc qua quyển sách hôm qua được cho, trong đó có một tấm bùa cũng khá tương đồng với bùa Bình An nhưng có tên gọi khác: Phù trắng. Giá trị văn hoá, không có giá trị. Sách nói: Phù Trắng là Phù tại nhân, phù tại thiên. Nhân trợ thì là phù nhân, Thiên trợ thì là Phù thiên, tất Nhân – Thiên trợ đều đáng giá.
Nghe rất diêm dúa và phù phiếm, nói trắng ra là hắn chẳng hiểu mẹ gì, thấy kiểu triết lý nhiều hơn là thực tế. Tuy nhiên có học thì có thử nên hắn cũng vẽ theo sách hướng dẫn. Và kết quả là thành công, Phù Trắng này dễ vẽ hơn hẳn bùa Bình An, mà vẽ xong hắn như cảm giác có một tia gì đó nhập vào trong người, cảm giác khá lạ. Tuy nhiên rất nhỏ nên hắn cũng không quá tìm hiểu, dù sao chỉ là cảm giác. Sau khi được 10 tấm bùa Bình An và một tấm Phù Trắng. Hắn thu dọn bút vẽ, chu sa cùng các đồ vật khác rồi rời về phòng chờ ăn cơm và nghỉ ngơi.
Sau giờ cơm trưa, hắn đánh một giấc dài đến giữa chiều mới dậy. Sau đó vận động thân thể một chút chờ tối Đạo quán có việc thì sẽ làm. Đến sẩm tối, trước giờ cơm một chút có người tới báo tin có một người chết trong thành, là một tên ăn mày chết không rõ lý do. Xác chết hiện được quan phủ bảo giữ tại một hẻm cách không xa Đạo quán, bên quan phủ muốn mời người bên Đạo quán đến xem xét cùng bổ khoái.
Đạo quán được tin thì có cử người tham dự cùng, lý do là bởi Đạo quán khá uy tín nên khi có việc sẽ có người than gia chứng kiến, một phương thức đảm bảo cho quan phủ làm việc. Cũng là một phương thức phối hợp và tiến hành thủ tục “mai táng chay” cho những người vô gia cư.
Sau khi được tin, Đạo quán gọi mọi người ra sân chính giữa khu Đạo quán, lần này chủ quản của Đạo quán không đến, chỉ có lão đạo sĩ Phương Diên và một đạo sĩ trung tuổi tên Tạ Ngũ Lão – là một trong hai đạo sĩ đi phát quang cùng ba tiểu đồng vào ngày hôm qua. Ngoài ra còn có Tiếu An và ba tiểu đồng chính thức. Phương Diên sau khi đến do là người nhiều tuổi nên đã đứng ra thay mặt chủ sự cử Tạ Ngũ Lão và Tiếu An đi.
Tiếu An sau khi được tin hắn cũng rất bất ngờ, do đây là lần đầu tiên hắn được gọi đi cùng trong việc này. Phân bổ xong công việc, Phương Diên kêu mọi người đi ngủ. Tiếu An được giao nhiệm vụ cũng rất nhanh nhẹn đến trước mặt đạo sĩ trung niên kêu một tiếng Tạ lão. Tạ lão gật đầu, kêu hắn đi chuẩn bị tiền giấy và vài cây nến, các đồ còn lại Tạ lão sẽ chuẩn bị. Nhận được chỉ thị, Tiếu An “vâng” một tiếng rồi quay về phòng chuẩn bị đồ.
Sau khi chuẩn bị tiền giấy (loại giấy đốt cho người chết) và một vài cây nến vào tay nải, Tiếu An xách đồ đến trước cửa chính chờ Tạ lão. Khoảng 10 phút sau, Tạ lão từ khu của các Đạo sĩ đi ra, bên vai cầm tay nải, dưới tay có 01 thanh kiếm gỗ. Sau đó, Tạ lão đi thẳng ra cửa chính rồi vẫy tay ý chỉ Tiếu An đi theo. Tiếu An được lệnh, đi theo Tạ lão. Đường từ Đạo quán đến hẻm có người chết không xa, Tiếu An theo chân Tạ lão đi khoảng 5 phút là tới nơi. Khi đến nơi tại hiện trường đã có vài bổ khoái có mặt.
Thời đại này, Bổ khoái tại Cát quốc có trang phục rõ ràng, mỗi người được trang bị một đao, đao này có tay cầm, bản rộng ở phần đầu, có một lưỡi sắc. Tuy là thời đại Phong kiến nhưng ở đây có quy định rõ ràng, quản lý con người qua sổ sách nên khi có vụ án mất tích hay chết người, sẽ có một đội Bổ khoái đi điều tra, xử lý các việc phát sinh. Và vụ án lần này cũng vậy, cũng phải thực hiện theo quy định. Ngoài bổ khoái còn có một người đàn ông trung niên là pháp y của quan phủ chuyên đi khám nghiệm tử thi khi có người chết.
Tiếu An và Tạ lão đến nơi cũng gật đầu với mọi người rồi đúng bên cạnh các Bổ khoái chờ người đàn ông trung niên khám nghiệm tử thi người chết. Nhưng ngay khi người đàn ông cởi áo để lộ ngực trần của tên ăn mày rồi dùng con dao nhỏ (loại dao chuyên để mổ người chết) mổ người tên ăn mày để tìm ra nguyên nhân chết, khi mới rạch được dao đầu tiên thì một con vật dạng như con bọ hung cánh cứng chui ra từ giữa ngực tên ăn mày rồi lao thẳng vào mặt người trung niên.
Thời điểm con bọ hung lao về phía người trung niên, Bổ khoái cũng rất nhanh rút đao ra một chém làm đứt đôi con bọ hung này. Hai mảnh của con bọ hung rơi ra nền đất, từ vết chém của bọ hung chảy ra một màu đỏ như máu. Cùng lúc ấy xác của tên ăn mày cũng bắt đầu thối rữa và teo lại, cảm giác như bị ai đó hút hết máu.
Tưởng trùng như vậy đã là kết thúc, thì bất ngờ hai nửa của con bọ hung vừa bị chém bắt đầu rung bần bật rồi xì khói như với ý định phát nổ. Tạ lão thấy vậy phản ứng cũng rất nhanh, tay cầm kiếm gỗ vuột một đường rồi đâm về phía một mảnh của con bọ hung, mảnh còn lại Tạ lão ném một lá bùa màu vàng rồi miệng niệm một loạt các từ nhưng không thành tiếng, chỉ có thể nhận thấy vì miệng Tạ lão nhấp nháy nhiều lần.
Tạ lão dùng kiếm gỗ đâm mảnh của con bọ hung rồi vung kiếm cho bay lên trời, rút kiếm rời mảnh con bọn hung rồi liên tiếp xuất kiếm chém nhiều nhát vào mảnh con bọ hung này. Kiếm gỗ này tưởng trừng như đồ trang trí thì nay như một thanh lợi kiếm, chém đâu đứt đó. Mảnh của con bọ hung bị chém thành hàng chục mảnh nhỏ li ti. Phía dưới nền đường của ngõ phố này, mảnh của bọ hung còn lại cũng bị miếng bùa vàng bao lại rồi bỗng bốc cháy. Chuyện kể ra khá dài, nhưng thực tế xảy ra có trong vài giây.
Những mảnh của bọ hung bị chém thành từng mảnh nhỏ rơi la liệt trên nền đường như những con thiêu thân đã chết. Lúc này, người trung niên mới bàng hoàng rồi bỗng ngồi thụp xuống thở phào như mới vượt qua cái gì đó. Bổ khoái cũng rất nhanh triển khai mấy nhát chém vào mảnh còn lại của con bọ hung làm thành nhiều mảnh nhỏ tách ra, những mảnh này còn bốc cháy tạo thành như những ngọn nến nhỏ được cắm đầy mặt đường.
Tiếu An lúc này cũng rất giật mình. Ban đầu hắn nghĩ Tạ lão chắc cũng chỉ như những lão đạo sĩ trong Lương Thiện quán những giờ có lẽ hắn phải đổi suy nghĩ. Thế giới thật sự nhiều thứ quái đản hơn hắn nghĩ và những lá bùa hắn tưởng chừng như vô hại thì bây giờ lại thành sức mạnh khó hiểu.
Sau khi giải quyết con bọ hung lao ra từ xác tên ăn mày, Tạ lão và Bổ khoái đến gần xác tên ăn mày xem xét.
- “Có lẽ hắn bị cổ trùng chui vào cơ thể” – Tạ lão nói.
- “Có lẽ vậy, đã lâu không thấy cổ trùng xuất hiện, không lẽ Miêu tộc lại quay lại?” – Bổ khoái sau khi nhìn cũng nói lại.
Tạ lão gật đầu rồi lùi lại. Bổ khoái vừa nói xem xong cũng lùi lại rồi chỉ đạo những bổ khoái còn lại đem xác tên ăn mày đi xử lý. Phía người trung niên thì vẫn ngồi xuống nền đường, mặt trông vẫn còn rất sợ hãi.
Sau khi thu dọn xong xác của tên ăn mày đã héo quắt vào cái cáng, nam giới bổ khoái vừa xuất đao đến gần Tạ lão rồi nói:
- “Tạ ơn Tạ đạo sĩ đã xuất thủ, nay xin phép cáo từ về bẩm báo lên phía trên. Việc gấp xin được lần sau chỉ giáo”.
Bổ khoái này nói xong thì chắp tay cúi đầu tạ ơn. Tạ lão cũng gật đầu rồi phất phất tay với bổ khoái. Bổ khoái này nói với những người khác “Đi” rồi cũng rời đi theo. Các bổ khoái khác vác cáng, người trung niên sợ hãi cũng đã được một bổ khoái khoác vai đưa đi. Bóng người xa dần.
Tạ lão đứng lại vị trí này nhìn về phía bóng người, khi những người của nha môn đã đi khuất ngõ, Tạ lã quay qua Tiếu An:
- “Có gì thắc mắc sao?”
- “Dạ Tạ lão, vật kia là gì vậy?” – Tiếu An không giấu khỏi tò mò hỏi.
- “Là cổ trùng” – Tạ lão trả lời.
- “Cổ trùng?” – Tiếu An nhắc lại hai từ như một cách hỏi ngược lại.
- Đúng vậy, cổ trùng. Là vật tà độc, cũng là thứ mà chỉ nên biết chứ không nên thử, đi thôi, chúng ta về lại Đạo quán” – Tạ lão nói tiếp rồi cất bước đi trước.
Tiếu An thấy Tạ lão nói vậy cũng để trong lòng, rồi đi theo Tạ lão về Lương Thiện quán.
---------------------
Sau khi Tạ Lão và Tiếu An rời đi khỏi ngõ phó nơi phát hiện xác tên ăn mày. Một nữ nhân bỗng xuất hiện trong ngõ, trên thân người này mặc một bồ đồ thổ cẩm rất đẹp màu xanh dương, khuôn mặt xinh đẹp, cổ đeo một vòng bạc to, nữ nhân này không đi hài trên người còn có một túi thổ cẩm có những chiếc lục lạc bằng bạc, mỗi khi di chuyển xe kêu “toong toong”. Trên tay phải người này cầm một hộp gỗ nhỏ, nắp hộp gỗ này có khắc hình một con rắn cũng được chạm khắc bằng Bạc. Nữ nhân này đến gần những mảnh bị chém của con bọ hung, tay điểm ấn rồi mở nắp hộp gỗ. Bỗng một dòng khí màu xanh bay ra từ hộp, bay tà xuống những mảnh của con bọ hung rồi thu những mảnh này lại như có một bàn tay thu dọn. Những mảnh này theo dòng khí xanh cuốn hết vào hộp gỗ. Khi mảnh cuối cùng bay vào trong hộp, nắp chiếc hộp gỗ này cũng đóng lại….Một làn gió thoảng qua, nữ nhân này biến mất như chưa từng xuất hiện….
Đăng bởi | dat508tn |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt đọc | 8 |